1. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là do đâu?
1.1 Nguyên nhân
Cũng giống như suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor), trẻ bị Marasmus là do chế độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein, carbohydrate và các dưỡng chất quan trọng khác.
Tuy nhiên suy dinh dưỡng thể teo đét có thể xảy ra ngay trong năm đầu tiên của thời kỳ sơ sinh. Khi mà trẻ bị cai sữa quá sớm, phải uống nước cháo loãng hoặc bột loãng thay cho sữa, và loãng đến mức chủ yếu là nước, rất ít glucid. Hay thời kỳ ăn dặm, mẹ không cho ăn dặm thêm bột, rau xanh, trái cây, chất béo và chất đạm nào khác. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu hụt nghiêm trọng các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, I-ốt, kẽm, vitamin A,…
1.2 Yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thể teo đét
Nguy cơ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể teo đét không như suy dinh dưỡng độ 1, độ 2,...Thường, trẻ em được sinh ra ở các quốc gia đang phát triển, những khu vực thường xuyên xảy ra nạn đói, nghèo nàn, lạc hậu, bị ô nhiễm, thiếu điều kiện chăm sóc y tế...chính là yếu tố nghiêm trọng nhất dể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ. Trong các điều kiện thiếu thốn và không bảo đảm, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng, từ đó dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể teo đét là rất cao.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú không đảm bảo, người mẹ sống trong điều kiện thiếu thốn, hoặc không chú trọng về sức khỏe của bản thân,... điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, dễ dẫn trẻ đến nguy cơ suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng, thậm chí là rất nặng như thể teo đét.
2. Suy dinh dưỡng thể teo đét có triệu chứng như thế nào?
- Cũng như các biểu hiện liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác, trẻ suy dinh dưỡng ở thể teo đét trong thời gian đầu bé cũng sẽ có những biểu hiện bằng sự sụt cân hay không tăng cân. Tiếp sau đó là các cơ trở nên nhão và da xanh hơn trước, bé trở nên chậm chạp, kém linh hoạt.
- Một thời gian sau đó nữa, bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa ở 2 dạng phổ biến là nôn trớ, tiêu ra phân sống có nhầy hoặc dạng phân dơi (2-3 ngày/ lần) có mùi tanh.
- Bé thường xuyên bị thiếu máu, làn da nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi . Vào lúc này trẻ ít phản ứng với ngoại cảnh, quấy khóc, trương lực cơ thường tăng bất thường.
- Khi mẹ sờ vào bé, sẽ nhận thấy chân tay bé lạnh bất thường, hô hấp yếu, nhịp thở nhanh. Khi xét nghiệm máu thì phát hiện lượng protit máu bình thường hoặc giảm ít, anbumin giảm nhẹ, tỷ lệ A/G bình thường.
- Nếu không điều trị kịp thời, trẻ sẽ nhanh chóng sụt cân không kiểm soát, gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, do lớp mỡ dưới da mất hết. Vào lúc này nét mặt của trẻ như cụ già, da khô, tóc khô, teo cơ, tiếng khóc yếu, lơ mơ chậm phản ứng, tinh thần bị sa sút nghiêm trọng.
- Trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp ,…. Trẻ bị sốt kéo dài và nguồn năng lượng dự trữ bắt đầu bị tiêu hao, sau một thời gian cạn kiệt.
3. Cải thiện bệnh suy dinh dưỡng thể teo đét ở trẻ hiệu quả
Đầu tiên, khi nhận thấy bé có những biểu hiện của suy dinh dưỡng, thì mẹ phải đưa bé đến ngay bác sĩ để khám, xác định mức độ nhằm có cách chữa trị kịp thời.
Phương pháp điều trị ban đầu được khuyến khích các mẹ áp dụng, vì mang lại hiệu quả tích cực là bổ sung dinh dưỡng bằng các loại sữa bột tách kem pha với nước sôi.
Điều quan trọng tiếp theo là xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn dinh dưỡng hợp lý, để giúp bé mau chóng phục hồi, và phát triển theo đúng chuẩn cân nặng chiều cao. Một khẩu phần ăn dinh dưỡng, nhất thiết phải cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, protein và các khoáng chất như: vitamin, canxi, kali, kẽm, sắt,…. Bổ sung thêm các loại dầu thực vật (dầu vừng, casein và đường) để tăng nguồn dự trữ calo cho trẻ mỗi ngày.
Nếu trẻ bị mất nước do tiêu chảy, mẹ cần ưu tiên bù đủ nước cho trẻ bằng nước khoáng, nước đường pha loãng và tốt nhất là nước biển khô oresol . Trường hợp nghiêm trọng vì mất nước quá nhiều, có thể bù nước cho trẻ bằng truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Việc điều trị bằng kháng sinh và các thuốc khác giúp trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét chóng lại bệnh nhiễm khuẩn là hết sức cần thiết, trẻ sẽ nhanh hồi phục hơn khi tình trạng nhiễm khuẩn được ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên quá trình dùng thuốc mẹ phải bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ chuyên môn.
Mẹ áp dụng các thực đơn phong phú về dưỡng chất, đa dạng trong cách chế biến nhưng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, chế biến đúng cách.
Khuyến khích con vận động để trẻ hấp thu tốt hơn thức ăn, cũng như cải thiện việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét có thể tăng cân và hoàn toàn hồi phục, nếu được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp điều trị y khoa tích cực. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ, cách để chuẩn bị một bữa ăn, thực đơn cho con với đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Hãy thật tích cực, bình tĩnh và kiên nhẫn bố mẹ nhé, chắc chắn quá trình chăm sóc con đúng cách và khoa học, sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ suy dinh dưỡng , kể cả tình trạng nặng như thể teo đét trong quá trình phục hồi.
Mai Lê tổng hợp