Suy dinh dưỡng độ 1 và chế độ ăn giúp bé lấy lại thể trạng chuẩn một cách nhanh chóng

Suy dinh dưỡng độ 1 là tình trạng cân nặng còn 70-80% cân nặng của trẻ bình thường (- 2SD đến - 3SD, dựa vào bảng cân nặng theo tuổi WHO). Nếu trẻ rơi vào tình trạng này, mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi đây là mức độ suy dinh nhẹ và có thể dễ dàng hồi phục nhanh, bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

banner ads
Vòng đo kiểm tra suy dinh dưỡng độ 1
Vòng do kiểm tra suy dinh dưỡng độ 1 cho trẻ. Ảnh Internet

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm và các vi lượng chất khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, và hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng không hoàn toàn giống nhau mà có thể ở các mức độ khác nhau. Tùy theo mức độ, mẹ có chế độ dinh dưỡng, kết hợp cách điều trị khác (cần thiết) để trẻ nhanh hồi phục về lại tình trạng thể trạng chuẩn. 

1. Phân biệt các mức độ suy dinh dưỡng

Việc biết về phân loại suy dinh dưỡng khá quan trọng vì đây là cơ sở để mẹ có cách giúp con cải thiện tình trạng hiệu quả. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ dựa vào bảng chiều cao cân nặng trẻ theo WHO là chủ yếu:

  • Suy dinh dưỡng độ 1 : Cân nặng của trẻ dưới - 2SD đến - 3SD; tương đương với cân nặng còn 70 - 80% trọng lượng của trẻ bình thường. Lúc này, lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.
Bé gái mệt mỏi
Trẻ suy dinh dưỡng thường kém linh hoạt- Ảnh Internet
  • Suy dinh dưỡng độ 2 : Cân nặng của trẻ sẽ ở dưới - 3SD đến - 4SD; mức này sẽ tương đương với cân nặng còn khoảng  60 - 70% trọng lượng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ 3 : Cân nặng của trẻ giảm xuống dưới mức- 4SD; tương đương còn 60% trọng lượng của trẻ bình thường.

Nếu muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không và ở mức độ nào, mẹ cần theo dõi cân nặng thường xuyên trên biểu đồ phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, trong thời gian liên tục kéo dài vài tháng. Khi phát hiện 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân và có biểu hiện khác thường về sức khỏe, thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ cũng như xác định chính xác tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, cũng như phát hiện nếu trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Và qua xác định chính xác, nếu trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng độ 1, mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng cho con như chia sẻ dưới đây, để giúp con cải thiện tình trạng cân nặng nhanh chóng. 

2. Chế độ dinh dưỡng giúp bé thoát khỏi nguy cơ bị suy dinh dưỡng và suy duy dinh dưỡng độ 1

Nếu trong trường hợp trẻ có nguy cơ hoặc đang ở tình trạng suy dinh dưỡng độ 1 hiện đang còn bú mẹ, thì nên tiếp tục cho bú, nhằm đảm bảo dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ cho bé. Ngoài ra, sữa non còn cung cấp các loại kháng thể giúp bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn sơ sinh. Cộng thêm đó, men tiêu hóa trong sữa mẹ còn giúp bé hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Mẹ cho bé bú
Sữa mẹ giàu dưỡng chất và kháng thể cho bé sơ sinh- Ảnh Internet

Nếu bé đang ở giai đoạn ăn dặm , thì từ thời gian đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn bột ngọt, từ tháng thứ 7 trở đi bắt đầu cho bé ăn dặm đa dạng hơn và bắt đầu tập sang bột với thịt, cá, tôm,... Mẹ cần lưu ý chế biến thức ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng các món ăn, và cho bé ăn thử bất kỳ loại thức ăn nào miễn là bé muốn ăn.

2.1 4 nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm (6 -8 tháng)

  • Bột gạo: 20g
  • Thịt, cá, tép, tôm, cua…: 20g (băm nhuyễn)
  • Rau, củ quả…: 20g
  • Dầu ăn cho bé : 5-10g

2.2 4 nhóm thực phẩm cho trẻ từ 9 tháng trở lên

  • Gạo: 25-30g
  • Thịt, cá, tép, trứng, tôm, cua…: 25-30g
  • Rau, củ quả: 20-25g
  • Dầu tinh luyện: 5-10g
  • Cho ăn 2 -3 bữa chính/ ngày, mỗi bữa 1 bát, thức ăn có thể là bột, cháo xay, súp
  • Ăn 3 -4 bữa phụ/ ngày, gồm sữa, sữa chua , váng sữa, phô mai, tổng lượng sữa trong ngày khoảng 600 -900ml
  • Trái cây, nước trái cây: 200g
Sapoche
Hồng xiêm (sa bô chê) thuộc nhóm trái cây năng lượng cao mẹ có thể cho bé ăn ở thời kỳ ăn dặm - Ảnh Internet

Ngoài ra, để giúp bé khỏe mạnh hơn, mẹ cần tắm nắng cho bé vào lúc sáng sớm khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày và cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào da để bổ sung vitamin D, cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể.

3. Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng độ 1

Thực đơn cho trẻ 8 đến 12 tháng suy dinh dưỡng cấp độ 1 hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng mẹ đều có thể tham khảo như sau:

3.1 Thực đơn 1: Hỗn hợp sữa với dầu ăn, tỉ lệ pha trong 1000ml dành cho bé chưa ăn dặm

  • Sữa bột tách bơ: 70g
  • Dầu ăn cho trẻ: 25g
  • Nước cháo loãng vừa đủ: 1000ml

Hoà hỗn hợp trên vào nước cháo loãng ấm (30 – 40 độ C) cho tan hết, sau đó đun với nhiệt độ phù hợp (theo loại sữa) rồi chia thành 7-8 bữa cho trẻ uống. Đây là hỗn hợp dùng xen kẽ với sữa, để bổ sung năng lượng cho bé.

3.2 Thực đơn 2: dành cho bé đã bắt đầu biết ăn dặm

  • 6h: Hỗn hợp sữa dầu pha theo tỉ lệ (như trên thực đơn 1) trong khoảng 200ml nước cháo loãng ấm.
  • 9h, 17h: Bột hỗn hợp 30 – 40g; thịt nạc hoặc tôm, hoặc cua, hoặc cá trắng/ cá hồi nghiền nát 30g; rau xanh 20g; dầu hoặc mỡ 7g (1 thìa cà phê); và 200ml nước.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho bé mỗi ngày- Ảnh Internet
  • 12h: Hỗn hợp sữa dầu như trên 200ml.
  • 14h: Cho trẻ ăn quả trái chín như chuối, hồng xiêm, dâu tây, kiwi,... (1 quả hoặc 1 miếng).
  • 20h: nước ép hoặc sinh tố trái cây nhiều gluco.
  • Mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa kể cả ban đêm, khi trẻ ngủ.

Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc có tác dụng bổ sung vitamin , kích thích ăn cho trẻ, nhưng chỉ trong giai đoạn 2 tuần, không nên dùng kéo dài như kiddy pharmaton, kid grow,...(phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị hoặc chuyên khoa dinh dưỡng.)

Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng độ 1 nói riêng, dù mức độ nhẹ vẫn rất cần bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ kèm bữa chính. Đồng thời, mẹ cần lưu ý về môi trường sống thích hợp thích hợp, khỏe mạnh, thoáng đãng cho con. Với tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ, chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý, và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào bảng cân nặng chuẩn. Việc cần thiết là bổ sung thêm các thực phẩm có giàu năng lượng như dầu, mỡ, protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa... ) và các loại rau xanh, quả tươi giàu vitamin các chất khoáng. Chỉ cần mẹ kiên trì, áp dụng chế độ dinh dưỡng thật khoa học phù hợp, trẻ sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn. 

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI