Khi không có thời gian cho con bú thường xuyên, các mẹ nên vắt sữa ra và bảo quản cẩn thận dành cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần.
I. Vì sao nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ?
Vì nếu thiếu sữa mẹ sẽ là nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng có thể nói là nghiêm trọng của trẻ nhỏ gây nên các bệnh như: cảm, sổ mũi, bệnh theo thời tiết, bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa...Trẻ bú sữa mẹ đầy đủ sẽ hình thành một hệ xương chắc khỏe. Trung bình có khoảng 200-340mg canxi trong 1 lít sữa mẹ.
Canxi được sản xuất từ mô xương của cơ thể mẹ phân tách thành dạng canxi dễ hấp thụ cho con hơn bất kỳ dạng nào khác từ bên ngoài, đây là lợi thế vô cùng quan trọng của sữa mẹ trong việc đáp ứng đầy đủ canxi cho con bạn phát triển hệ xương chắc khỏe, là khởi đầu quan trọng để bé phát triển nhanh nhẹn và hiếu động, phát triển chiều cao và thể chất sau này.
1. Chuẩn bị trước khi vắt sữa
- Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi vắt sữa
- Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.
- Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch.
- Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
- Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.
2. Các bước vắt sữa bằng tay
- Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.
- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.
- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.
- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía. Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.
- Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.
Thao tác vắt sữa cho con
- Các mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các sản phẩm máy hút sữa như: máy hút sữa bằng tay hay máy hút sữa bằng điện, đều tiện lợi và dễ dàng cho mẹ trong mọi thao tác và tiết kiệm được nhiều thời gian quý báu cho mình.
3. Cách sử dụng & bảo quản sữa mẹ được vắt ra
- Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
- Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60 - 120ml, vừa đủ cho 1 cữ bú của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
- Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.
- Nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, nhưng sữa này không có hại.
- Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng. Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn. Do đó, không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.
- Nếu kiên trì vắt sữa và biết cách bảo quản, bé vẫn có đủ sữa để ăn khi mẹ đi làm. Vật đựng tốt nhất là bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh.
4. Thời gian bảo quản sữa mẹ
Sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được bảo quản trong một khoảng thời gian tương đối dài:
- Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ.
- Nhiệt độ 4°C: bảo quản từ 3 - 5 ngày
- Nhiệt độ 27°C: bảo quản trong 4 giờ
- Nhiệt độ 21°C: bảo quản trong 10 giờ
- Nhiệt độ 16°C: bảo quản trong 24 giờ (ví dụ trong túi đá lạnh).
- Nếu để trong ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 2 tuần.
- Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.
Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa trở lại, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
II. Mẹ có nên tái sử dụng lại lượng sữa còn dư ở cữ sữa trước hay không?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho uống tiếp vào cữ sữa kế tiếp. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.
III. Vắt sữa cho con có lợi thế nào cho mẹ?
"Vắt sữa" sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ. Việc tập cho bé bú bình là rất quan trọng, đặc biệt với những mẹ không thể về nhà vào buổi trưa. Bạn nên cho bé tập bú bình trước khi đi làm khoảng 15 ngày đến một tháng. Không nên tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, kể cả khi bạn chọn cách vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa của con. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà không thèm bú ti mẹ nữa, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.
Anh Thy - Nguồn tổng hợp