Trong thai kỳ, thông thường các mẹ sẽ trải qua 40 tuần thai, bé con cũng thay đổi dần qua quá trình này. Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu kỹ hơn về sự kỳ diệu của những tuần thai qua bài viết dưới đây.
1. Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4
Trong khoảng 2 tuần đầu tiên, khi quá trình thụ thai đã thành công, trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo ra 1 hợp tử bé xíu và bắt đầu làm tổ ở buồng trứng, sau đó phát triển thành phôi thai. 2 Tuần tiếp theo sau đó, phôi thai phát triển 1 cách mãnh liệt nhất, tim và hệ tuần hoàn cũng bắt đầu được hình thành và trên đà phát triển, phổi, dạ dày, gan chỉ mới xuất hiện.
2. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8
Ở tuần thứ 4 đến thứ 8, các bộ phận của bé như mí mắt, mũi, đôi tai của bé đang thành hình. Lúc này, tay, chân bé bắt đầu dài ra, phần đuôi (1 phần của xương cụt) biến mất. Tim bé hoàn thành việc chia thành 4 ngăn, các cơ quan nội tạng được định hình. Thời gian này kích thước của bé tăng vọt, tuy vậy bé vẫn còn là 1 phôi thai.
3. Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12
Đây là thời gian bé bắt đầu có vóc dáng hoàn chỉnh, cứng cáp hơn. Mẹ có thể cảm nhận được sự hiện diện của bé trong bụng mình. Trong giai đoạn này, khi siêu âm bác sĩ có thể nghe được nhịp tim, cơ quan giới tính của bé rõ hơn, nhưng vẫn chưa biết được chính xác giới tính.
4. Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 16
Từ tuần thai thứ 12 trở đi, các ngón tay, chân có vân, mắt có thể chớp, các xung não bắt đầu hoạt động, có những cử động cơ mặt và thận bắt đầu làm việc. Lúc này, bé cưng bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh bên ngoài, hay bị nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé dần hoàn thiện hơn rồi đấy.
5. Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20
Trong giai đoạn của tuần thứ 16 đến 20, các khung xương cùa bé được tạo thành từ những sụn mềm đã cứng hơn, bé cũng bắt đầu cử động các khớp. Dây rốn phát triển chắc và dày, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bắt đầu sản sinh ra phân su, lúc này bé đã có thể cử động nhiều hơn. Không còn bao lâu nữa mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của bé con trong bụng mình rồi nhé.
6. Từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 25
Tuy bé đã có thể mở mắt được, nhưng các sắc tố mắt vẫn chưa có, các giác quan của bé nhanh nhạy hơn, đặc biệt là thính giác. Những cú đạp hoặc chuyển mình mạnh hơn, các chi tiết như lông mày, môi dần rõ nét, tóc bắt đầu mọc và hình thành màu sắc.
7. Từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 31
Đây là thời gian bé bắt đầu hít và thải nước ối để giúp phổi phát triển. Hoạt động này ở bé được xem như 1 bài tập luyện mỗi ngày. Để chuẩn bị cho việc thở không khí sau khi sinh, não phản xạ nhạy cảm hơn, tại thời điểm này mẹ bầu cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, để phòng tránh sinh non. Tuy nhiên, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, mẹ và bố nên đến gặp bác sĩ ngay nhé.
8. Từ tuần thứ 31 đến tuần thứ 39
Đây đã được xem là đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này, bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn, thường bé sẽ xoay đầu về phía xương chậu, để báo với mẹ rằng ngày gặp nhau không còn xa nữa rồi. Da bé sẽ ít nhăn do đã có lớp mỡ dưới da, hệ thần kinh trung ương và phổi hoàn thiện hơn, gan bắt đầu có thể bài tiết những chất thải không cần thiết.
9. Tuần thứ 40
Tuần thứ 40 cũng là tuần mà ngày dự sinh của mẹ được đánh dấu. Đến đây khắc vượt cạn đã không còn xa nữa, chỉ còn tính bằng ngày, thậm chí từng giờ, gia đình mình cùng chuẩn bị để cùng nhau đón thành viên mới.
Trải qua sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, mẹ có thể ngắm trọn quá trình mang thai tuy không dài nhưng cũng không ngắn này. 9 Tháng đủ để mẹ cảm nhận những gì bé kết nối với mẹ qua dây rốn, những cú đạp nhẹ hay những lần ngịch ngợm. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn về sự lớn lên của bé, cảm nhận rõ sự xuất hiện và phát triển của bé trong bụng là một điều kỳ diệu. Cũng từ đây, mẹ có thêm động lực tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho mình, cũng là cho bé, vì bé, để mẹ con cùng nhau đi qua những tuần thai thật khỏe mạnh và an toàn.
Bích Nhã tổng hợp