Nuôi con bằng sữa mẹ - tốt cho bé lợi cho mẹ

Trong những thập kỷ qua, bằng chứng về những lợi ích sức khỏe do việc cho trẻ bú sữa mẹ mang lại, cùng với các khuyến cáo cho việc áp dụng phương pháp này ở thực tế đang ngày càng gia tăng. Theo đó, WHO đã có thể đưa ra những tuyên bố đáng tin cậy rằng, việc cho con bú sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ, đồng thời mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài cho trẻ cho đến khi trưởng thành.

banner ads

Trên cơ sở đó, WHO khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh, và tiếp tục kết hợp cho trẻ bú mẹ và ăn dặm cho đến khi trẻ được hai tuổi hoặc hơn (có thể tủy theo nhu cầu và mong muốn của mẹ và trẻ).Để giúp các mẹ thiết lập và duy trì chế độ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh, WHO và UNICEF đã đưa ra lời khuyên:

  • Cho trẻ bú mẹ ngay những giờ đầu tiên sau sinh.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn mà không cần bổ sung thêm bất kì loại thực phẩm và đồ uống nào khác kể cả nước.
  • Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu kể cả ban ngày và ban đêm.
  • Không sử dụng bình bú hoặc núm vú giả.

1. Lợi ích của sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên đầu tiên dành cho trẻ sơ sinh, nó cung cấp toàn bộ năng lượng và và nguồn dinh dưỡng cần thiết cho những tháng đầu đời của trẻ, và tiếp tục cung cấp một nửa hoặc hơn nguồn dưỡng chất cho trẻ, cho đến một tuổi và một phần ba lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong năm thứ hai.

Mẹ cho bé bú
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm đầu tiên dành cho trẻ sơ sinh. Ảnh Internet

Sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển các giác quan và sự nhận thức ở trẻ sơ sinh, đồng thời, bảo về trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm và mãn tính. Bú mẹ hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh thông thường ở trẻ sơ sinh như tiêu chảy, viêm phổi… đồng thời giúp trẻ phục hồi nhanh hơn khi bị ốm.

Bên cạnh những lợi ích dành cho trẻ, cho bé bú còn giúp mẹ cải thiện sức khỏe, giúp giảm được nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú. Cho bé bú mẹ còn là cách cho ăn an toàn đối với trẻ, với môi trường, giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.

banner ads

2. Nuôi con bằng sữa mẹ ngày càng được chú trọng và phổ biến rộng rãi trên toàn cầu

Mặc dù cho con bú sữa mẹ được coi là bản năng của người phụ nữ, đây cũng là hành vi cần được học hỏi, nhằm đảm bảo cho mẹ và những người chăm sóc khác của trẻ được hỗ trợ tích cực, trong việc thiết lập chế độ cho bé bú mẹ một cách thích hợp, hiệu quả nhất. Năm 1992, tổ chức WHO và UNICEF đã khởi xướng chương trình “Bệnh viện thân thiện với trẻ em” (Baby – Friendly Hospital Initative BFHI) nhằm tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ . BFHI đã góp phần cải thiện việc nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn cầu, cùng với sự hỗ trợ trong hệ thống y tế, chương trình này còn giúp các bà mẹ duy trì được việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Bé bú mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ ngày càng được chú trọng và phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Ảnh Internet

WHO và UNICEF còn xây dựng Khóa đào tạo “40 giờ Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ” và gần đây là khóa học tổng hợp “5 ngày tư vấn nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Mục đích của các chương trình này nhằm đào tạo cán bộ y tế trong việc hỗ trợ các bà mẹ đồng thời giúp đỡ họ vượt qua các vấn đề khó khăn có thể gặp phải, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các kỹ năng hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cơ bản cũng là một phần của khóa đào tạo “Quản lý tổng hợp về các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ” cho các cán bộ y tế ở cấp độ cơ bản.

Ngoài ra “Chiến lược toàn cầu về nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” cũng là một chương trình quan trọng mà WHO và UNICEF đã xây dựng, trong đó mô tả các can thiệp thiết yếu để bảo vệ thúc đẩy và hỗ trợ quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Tất cả các nỗ lực của WHO, UNICEF nói chung và các cơ quan y tế địa phương nói riêng nhằm khẳng định vai trò quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Đồng thời khuyến khích các bà mẹ chú trọng hơn đến nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, an toàn và cực kỳ gần gũi mà mình có thể cung cấp trực tiếp cho con, từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình chăm sóc trẻ.

Theo WHO

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI