Thủy đậu do virus varicella zoster gây ra, thường lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc với người bị bệnh. Bệnh khi phát ra khiến cơ thể sốt, đau nhức, xuất hiện các đốm mụn nước trên cơ thể gây ngứa ngáy. Thường người bệnh nếu đã mắc một lần thì cơ thể có thể kháng bệnh, khả năng mắc lại lần thứ 2 trong đời cực thấp.
Khi bị phát bệnh mẹ bầu sẽ bị sốt.
1. Nguy hiểm khi mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ
Bệnh thủy đậu khá lành tính ở người bình thường, nhưng ở mẹ bầu thì chúng dễ gây ra các biến chứng. Thủy đậu có thể khiến mẹ bầu sốt cao, khó thở, ho ra máu và tổn thương các cơ quan nội tạng… Còn đối với thai nhi thủy đậu có thể khiến bé mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với những biểu hiện như: có sẹo dưới da, đầu nhỏ, thủy tinh thể đục, chân tay ngắn, nhẹ cân và chậm phát triển…
Mẹ bầu bị mắc bênh thủy đậu trong các thời kỳ khác nhau thì ảnh hưởng của nó lên thai nhi cũng khác nhau.
- Nếu mẹ mắc vào 3 tháng đầu thì trẻ có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỉ lệ 0,4%. Và mẹ bầu có thể bị sẩy thai.
- Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh vào 3 tháng giữa tỉ lệ nhiễm bệnh ở trẻ là 2%. Nhưng nếu tính từ tuần thai thứ 20 trở đi thì bé gần như không bị ảnh hưởng.
- Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh vào 5 ngày trước và 2 sau sinh thì nguy cơ nhiễm bệnh của bé tăng cao. Bé có thể bị mắc bệnh thủy đậu lan tỏa (mụn nước nổi rất nhiều), dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm não thậm chí bé có thể bị tử vong (tỉ lệ tử vong lên đến 30%).
Trường hợp mẹ bầu đã từng bị thủy đậu trước đó hoặc đã tiêm chủng ngừa bệnh thì có khả năng miễn dịch với bệnh này bởi trong cơ thể họ đã có kháng thể chống lại bệnh, nên những biến chứng hay ảnh hưởng hầu như không xảy ra với cả mẹ và bé.
Vitamin C tăng cường sức đề kháng mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ.
2. Làm gì khi mẹ mắc thủy đậu trong thai kỳ?
Khi phát hiện bệnh mẹ phải lập tức đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực nếu là lần đầu tiên mắc bệnh.
Mẹ bầu cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người, đặc biệt là nhà có con nhỏ. Cách ly ít nhất đến khi các vết thủy đậu đóng vảy.
Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ. Vệ sinh mùng mền chiếu gối thường xuyên...
Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C, ăn đủ bữa và đủ chất, ăn thức ăn lỏng.
Không nên kiêng tắm, nên giữ cho cơ thể sạch sẽ, da khô thoáng, giữ cho các mụn nước không vỡ trước khi đóng vảy.
3. Phòng bệnh thủy đậu khi mang thai
Tiêm chủng phòng ngừa bệnh trước khi mang thai ít nhất từ 1- 3 tháng là cách tốt nhất giúp mẹ tránh được bệnh thủy đậu khi mang thai.
Thêm vào đó, mẹ nên tránh các đám đông và tránh tiếp xúc hay đến gần người bị bệnh thủy đậu để tránh lây bệnh.
Mẹ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
4. Chế độ ăn uống khi mẹ bầu mắc thủy đậu
Khi bị thủy đậu mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Vì dưỡng chất này giúp cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tích cực ăn rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C là cần thiết.
Mẹ cũng nên ăn các loại thức ăn dinh dưỡng dạng lỏng như cháo hay súp rau củ, uống sữa để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể những khi sốt, mệt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)