Thay vì dán mắt lên ipad, các hoạt động như vẽ tranh sẽ giúp bé phát triển tốt hơn
Và đây là những tác động nó có thể gây ra:
1. Rối loạn giấc ngủ
75% trẻ em ở Mỹ được bố mẹ cho mang thiết bị công nghệ khi đi ngủ. Và hậu quả là các em mất ngủ, thiếu ngủ và sụt giảm kết quả học tập. Và nếu con bạn cũng lên giường với một chiếc điện thoại hay ipad thì đây sẽ là những chuyện sẽ đến với chúng.
2. Gia tăng “dịch” béo phì
Thay vì ra ngoài và vui chơi với bạn bè, trẻ lại bị các trò chơi trên máy tính cuốn hút. Nguy cơ trẻ bị béo phì sẽ tăng 30% nếu các bé được phép dùng một thiết bị hiện đại trong phòng của mình. Giống như một căn bệnh truyền nhiễm và lây lan, bệnh béo phì ở trẻ em đam mê công nghệ và thức ăn nhanh đang ở mức báo động.
Béo phì thường mang đến nguy cơ về các bệnh tật như tiểu đường, tim mạch và khiến cho tuổi thọ thực sự bị suy giảm.
3. Chậm phát triển thể chất
Ipad với nhiều trò chơi có thể thu hút trẻ không quan tâm đến cuộc sống xung quanh
Quá trình phát triển thể chất của trẻ sẽ bị chậm lại là hiển nhiên nếu bé thiếu các vận động cần thiết trong cuộc sống bởi vì dán mắt vào mà hình điện tử quá nhiều. Thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ chậm phát triển hiện nay đã là 1/3.Điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập cũng như tiếp thu những điều mới mẻ với trẻ.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Một số triệu chứng về tâm thần thường xuất hiện ở trẻ hay chúi mũi vào thiết bị điện tử như: trầm cảm, rối loạn tâm thần nhẹ, cảm thấy lo âu thường xuyên và khó tập trung…
Một trong số đó còn cần phải có sự can thiệp của các phương thức điều trị để quay lại cuộc sống bình thường.
5. Não phát triển kém
Kích thước bộ não bắt đầu tăng tốc phát triển từ khi trẻ được 3 tuổi, đến 6 tuổi thì gần bằng người trưởng thành. Cuối cùng trong vòng 15 năm sau đó, đến năm 21 tuổi, là thời gian bộ não hoàn thiện chính nó.
Nghiện chơi điện tử sẽ khiến trẻ thiếu tập trung trong học tập
Sự phát triển này cần nhận được những kích thích từ bên ngoài. Và quá trình điều chỉnh phản xạ phù hợp của não bộ cũng bị tác động bởi các kích thích. Do đó, nếu trẻ không có một môi trường tự nhiên để hình thành năng lực phán đoán, phản ứng, và sự kiểm soát… mà tập trung quá mức vào các thiết bị công nghệ thì não chắc chắn sẽ kém phát triển.
6. Chứng mất trí nhớ mang tên “kỹ thuật số”
Sự tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng lúc khiến trẻ không thể tập trung ghi nhớ được điều gì. Chính các thiết bị kỹ thuật số đã mang đến nguồn thông tin dư thừa đó với internet. Sự thiếu tập trung này khiến trẻ khó có thể học tập và tiếp thu các tri thức cần thiết một cách hiệu quả được.
7. Chịu ảnh hưởng bức xạ
Các thiết bị di động như điện thoại được coi là có khả năng gây ra ung thư ở người dùng do bức xạ của chúng. Đối với trẻ em thì vấn đề này còn nghiêm trọng hơn vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn còn chưa được hoàn thiện.
8. Ảnh hưởng xấu đến tính cách
Chưa có khả năng nhận định là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cuốn vào những hành động theo cảm tính. Trong khi đó các phương tiện truyền thông hiện nay lại đầy rẫy những thông tin bạo lực thể chất và tình dục trong các trang tin tức cũng như trong các trò chơi. Dưới sự tác động này trẻ có thể trở nên bạo lực, dễ gây hấn và dễ bị kích thích hơn.
Trẻ thường có khuynh hướng bạo lực hơn nếu tiếp xúc quá nhiều với các trò chơi điện tử
9. Giáo dục không bền vững
Việc tiếp cận thiết bị công nghệ quá sớm khiến cho trẻ có nguy cơ bị hạn chế sự phát về nhiều mặt. Quan niệm cho rằng sự tiếp cận sớm có thể khiến trẻ trở nên thông minh hơn và nắm bắt được thế giới tốt hơn dường như không đúng. Bởi vì thay vì điều khiển công nghệ thì các bé lại giống như đang bị công nghệ điều khiển hơn.
10. Nghiện công nghệ
Nghiện công nghệ là phản ứng tất yếu nếu trẻ thiếu những hoạt động ngoài trời. Việc trẻ không thể sống thiếu những thiết bị như máy tính, điện thoại, Ipad…sẽ thực sự là một thảm họa. Thống kê cho thấy tỉ lệ con nghiện công nghệ ở trẻ từ 8 đến 18 tuổi hiện nay đã là 1/11.
Với tất cả những hạn chế và ảnh hưởng nghiêm trọng đã được nhắc ở trên, thiết nghĩ phụ huynh nên cân nhắc việc kiểm soát con sử dụng các thiết bị này hàng ngày ngay hôm nay.
Yeutre.vn (Tổng hợp)