Những lưu ý khi dùng thuốc mẹ bầu nên nhớ

Khi mang thai, bạn được khuyên không nên tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc bổ. Nhưng trong một số trường hợp, bạn buộc phải dùng thuốc để điều trị. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi?

banner ads

1. Mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ

Thai nhi chịu ảnh hưởng gì khi mẹ bầu dùng thuốc
Khi mới thụ thai, thai nhi chịu ảnh hưởng rất lớn từ thuốc. Ảnh Internet

Khi thai nhi còn trong giai đoạn mới hình thành, các cơ quan của bé rất mong manh và dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa từ những sang chấn, thực phẩm cho đến các hóa chất. Trong đó, việc sử dụng thuốc được chứng minh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thai nhi, dẫn đến những dị tật suốt đời. Đỉnh điểm nhất là vào cuối tuần thứ hai đến đến cuối tuần thứ 8 kể từ khi thụ thai. 

Sang đến tuần thứ 12, mức độ tác động của các loại thuốc đối với thai nhi bắt đầu giảm đi nhưng vẫn còn sự ảnh hưởng đáng kể. Vì thế, trong suốt thai kỳ, mẹ tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, kể cả thuốc bổ và không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài khi chưa có chỉ định chuyên môn.

2. Những trường hợp mẹ bầu buộc phải dùng thuốc

Sốt cao (< 38 độ)

Nếu để tình trạng sốt kéo dài sẽ đe dọa nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt. Phần lớn, loại thuốc được dùng trong trường hợp thai phụ sốt cao đều có thành phần paracetamol.

Phát hiện viêm thận

Nếu bị viêm thận khi đang có mang, bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn đau kèm theo sốt cao. Tình trạng này không thể để lâu nên bạn cần phải uống kháng sinh. Các thuốc kháng sinh này phải được đặc chế riêng cho thai phụ.

Viêm phổi

Mẹ bầu buộc phải uống thuốc khi mắc bệnh
Mẹ bầu buộc phải uống thuốc khi mắc bệnh. Ảnh Internet

Mẹ bầu vốn đã suy giảm sức đề kháng, cộng thêm sự thay đổi thời tiết đột ngột khi trời trở lạnh càng dễ mắc các bệnh về hô hấp. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh này là các cơn ho. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương về phổi, gây viêm phổi. Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh phù hợp và điều này còn tùy thuộc vào tuổi thai.

3. Các trường hợp khác

Những bệnh lý phức tạp hơn như hen suyễn, tim mạch… hoặc với những thai phụ có tiền sử sẩy thai sẽ buộc phải dùng thuốc hỗ trợ đặc biệt.

Luôn nhớ, việc kê thuốc cho mỗi thai phụ phải tùy từng trường hợp cụ thể và luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng của các bác sĩ.

4. Những phản ứng có thể xảy ra sau khi dùng thuốc

Sau khi dùng, nếu thai phụ có biểu hiện nổi mẩn ngứa, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó chịu hãy ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Các loại thuốc dạng kem bôi ngoài da vẫn có thể thẩm thấu vào máu và gây hại cho thai nhi. Vì thế, mẹ cũng cần cẩn trọng với các loại này.

5. Xử lý trường hợp “lỡ” uống thuốc khi mang thai

Trường hợp đã “lỡ” uống thuốc khi mang thai, mẹ bầu không nên quá vội vàng sợ con bị dị tật mà hủy thai. Bởi lẽ một số thuốc chống chỉ định cho thai phụ nhưng chưa có đủ bằng chứng chứng minh những tác hại chắc chắn đến thai nhi. Vì thế, điều bạn nên làm là đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và thăm khám thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn tầm soát được những bất thường có thể xảy ra.

Tốt nhất, trước khi có ý định mang thai, bạn hãy đi khám tổng quát và điều trị dứt điểm hoặc tầm soát tốt những bệnh lý mắc phải. Đồng thời, tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn.

6. Những lưu ý về thuốc mẹ bầu cần nhớ

Thuốc không kê toa mẹ bầu không được uống
Nhiều loại thuốc không kê toa không được phép dùng cho người mang thai. Ảnh Internet

- Nhiều loại thuốc nằm trong nhóm không kê toa không có nghĩa là được phép dùng cho người mang thai vì chúng chỉ được áp dụng cho người bình thường. 

- Thuốc Bắc hay thuốc Nam được coi là lành và bổ cũng cần hết sức cân nhắc trước khi uống. Đối với thai phụ mắc bệnh tim cần cẩn trọng hơn với các thuốc này vì nó có thể gây sốc thuốc.

- Ranh giới giữa thực phẩm chức năng và thuốc khó xác định rõ ràng. Thêm vào đó, nguồn gốc của các loại thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn với người bình thường, chưa kể thai phụ. Vì thế, cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu muốn bổ sung các dạng thực phẩm thuốc này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI