Chế độ dinh dưỡng khi mang thai chuẩn
Trong thai kỳ, các mẹ bầu thường có xu hướng thừa đạm và tinh bột nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất khác. Do đó, mẹ bầu cần chú ý điều này, phải đảm bảo đủ bốn nhóm chất: bột, đường, đạm và vitamin trong suốt thai kỳ.
Mẹ nên quan tâm cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế nạp năng lượng quá nhiều cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên cung cấp từ 300 – 400 calo. Mẹ chú ý bổ sung nước đầy đủ và tránh các thực phẩm có hại nhé.
Trong trường họp không thể bổ sung đủ dưỡng chất bởi thực đơn hàng ngày mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được uống vitamin bổ sung. Tuy nhiên nên uống đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác hại cho cơ thể.
Những vấn đề thai kỳ cần chú ý
Có thể thai kỳ của mẹ bầu sẽ không suôn sẻ do các bệnh tật trong thai kỳ có thể xảy ra. Dưới đây là những vấn đề mẹ bầu có thể đối mặt.
Nhau thai bám thấp: Có khoảng 5% các mẹ bầu sẽ gặp tình trạng này. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hãy tiến hành siêu âm và xác định mẹ có nên đẻ mổ không.
Không phải thai kỳ nào cũng suôn sẻ, mẹ nên khám thai thường xuyên.
Tiểu đường thai kỳ: Có khoảng 8% mẹ bầu sẽ mắc chứng tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28. Triệu chứng này có thể hết khi mẹ sinh em bé. Để tránh chứng này mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đừng ăn quá ngọt. Nếu cơ thể không đủ insulin, bác sĩ có thể sẽ kê toa để tiêm bổ sung cho mẹ bầu.
Tiền sản giật: Chứng tiền sản giật xuất hiện ở khỏang 10% các mẹ bầu. Với những mẹ bầu có tiền sử hoặc có huyết áp cao thì dễ bị tiền sản giật hơn. Trong trường hợp này mẹ bầu cần được bác sĩ chăm sóc cẩn thận và tốt nhất nên lựa chọn sinh mổ.
Thiếu ối: Có khoảng 4% mẹ bầu gặp tình trạng thiếu ối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận và khắc phục chúng để bé có thể phát triển bình thường nhé.
Chuyện ấy khi mang thai như thế nào
Chuyện ấy khi mang thai vẫn bình thường nếu mẹ bầu không phải kiêng cữ theo yêu cầu của bác sĩ. Do đó nếu sức khỏe thai kỳ bình thường mẹ có thể “yêu” đến ngày cuối cùng của thai kỳ. Mẹ bầu không cần lo lắng việc bé sẽ nhận biết được gì nhé. Tuy nhiên lúc này mẹ cũng nên tránh các tư thế có thể tạo áp lực lên bụng.
Tập luyện thể dục thể thao như thế nào khi mang thai
Khi mang thai mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn. Điều này giúp mẹ bầu suy trì cân nặng và sức khỏe ổn định.
Tập thể dục giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Một số bài tập thể dục có thể giúp mẹ bầu giảm bớt các khó chịu trong thai kỳ và giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên cường độ tập luyện trong thai kỳ nên nhẹ nhàng và phù hợp với tình hình sức khỏe của mẹ bầu.
Chú ý sức khỏe khi mang thai
Trong thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu nên cực kỳ chăm chút cho sức khỏe của mình. Sức đề kháng yếu hơn bình thường khiến mem bầu dễ bị các loại virut gây bệnh tấn công. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động rất xấu đến bé. Do đó, hạn chế mắc các bệnh ở mẹ bầu, dù là bệnh thông thường nhất.
Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường yếu hơn bình thường.
Khi bị bệnh nên điều trị hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc tùy tiện. Một số bệnh có thể tiêm phòng trước khi mang thai thì mẹ nên tiêm phòng.
Hormone thay đổi cũng khiến cho “cô bé” của mẹ dễ viêm nhiễm hơn. Chính vì vậy mẹ nên vệ sinh vùng kín thật cẩn thận. Nếu có các dấu hiệu bệnh, nên gặp bác sĩ để điều trị ngay, không nên ngại ngần.
Yeutre.vn (Tổng hợp)