Những hậu quả khó lường từ thói quen bế cắp nách trẻ nhỏ

Không ít bố mẹ vẫn có thói quen bế trẻ cắp nách mà không lường trước những tai hại từ tư thế bồng bế này. Vậy hậu quả của thói quen này sẽ là gì?

banner ads

1. Hậu quả có thể lường trước từ thói quen bế cắp nách

Bế cắp nách dẫn đến tật chân vòng kiềng

Bế cắp nách dễ dẫn đến tật chân vòng kiềng cho bé.

Từ sau khi chào đời đến 6 tuổi đầu là giai đoạn trẻ nhỏ đang trong quá trình kiến tạo xương. Chính vì vậy, những tác động từ bên ngoài hay bên trong cơ thể đều tác động đến hình dáng, cấu trúc xương về sau.

banner ads

Rất nhiều bố mẹ thường bế cắp nách con trong những lần dạo chơi mà không hề tiên liệu về nguy cơ làm méo mó xương cẳng chân, xương đùi nhất là đối với trẻ bị thiếu vitamin D,

trẻ bị còi xương

. Hậu quả của sự vô ý này có thể khiến trẻ mắc tật

chân vòng kiềng

, chân chữ O, chân chữ X. Điều này tuy không ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại của bé nhưng về mặt tâm lý, nó có thể tác động tiêu cực đến trẻ một khi trẻ bắt đầu có những mặc cảm về cơ thể mình.

Bế cắp nách ảnh hưởng đến tinh hoàn bé trai và xương chậu bé gái

Ngoài việc làm mất tính thẩm mỹ cho ngoại hình của bé, việc bế cắp nách còn đem đến nguy cơ méo khung chậu ở bé gái và lệch tinh hoàn ở bé trai, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Lý giải điều này, các bác sĩ nhi khoa cho biết khi được bế cắp nách, tinh hoàn của bé trai chịu tác động từ hai bên hông của người bồng bế. Nếu để điều này kéo dài và lặp đi lặp lại, tinh hoàn sẽ có nguy cơ bị lệch nếu đó là bé trai. Tương tự, với bé gái khung xương chậu cũng sẽ chịu tác động tiêu cực. Cả hai nguy cơ này đều đe dọa đến khả năng sinh của các bé về sau. Do vậy, thói quen bế trẻ cắp nách cần phải được từ bỏ sớm.

2. Phòng tránh tật chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ

Muốn trẻ không bị tật vòng kiềng không phải là điều gì quá khó khăn. Nó nằm ngay chính sự thay đổi thói quen cố hữu của bố mẹ và trong chính chế độ ăn uống, tập luyện của bé. Theo đó, mẹ nên:

- Không nên bế trẻ ở tư thế cắp nách. Thay vào đó, nên bế trẻ ở tư thế giúp đùi bé khép lại và duỗi thẳng tự do.

Xoa bóp chân nhẹ nhàng cho bé trước khi bé ngủ hoặc sau mỗi hoạt động lẫy, lật, bò, trườn…

- Trước khi con ngủ hoặc sau mỗi hoạt động lẫy, lật, bò, trườn… mẹ nên nắn bóp chân nhẹ nhàng cho trẻ.

- Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, nên chú ý bổ sung đủ các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, trứng, sữa, tôm…

- Với

trẻ ăn dặm bước đầu

cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin D và canxi.

- Nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D3 theo chỉ định của bác sĩ. Với viên bổ sung này, mẹ có thể cho trẻ uống cách nhau khoảng 2-3 tháng.

Không nên cố ép trẻ vận động quá sớm khi hệ xương chân chưa đủ vững vàng để chống đỡ toàn thân.

- Không nên cố ép trẻ vận động quá sớm hoặc hình thành các tư thế đứng, đi khi hệ xương chân chưa đủ vững vàng để chống đỡ toàn thân.

- Mỗi sáng sớm từ 6h30 đến 7h30 nên tranh thủ

tắm nắng cho trẻ

để tạo cơ hội nhận lấy vitamin D3 hỗ trợ cho quá trình hấp thu canxi từ ruột vào máu và tăng cường khả năng tái tạo xương ở trẻ.

Lưu ý khi tắm nắng cho bé

cần chọn nơi tránh gió và nên mặc áo mỏng hoặc để trần và che mắt để bảo vệ trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI