Tắm nước lá cho trẻ sơ sinh coi chừng ẩn họa

Nhiều mẹ nghe theo kinh nghiệm dân gian cho rằng, tắm bé sơ sinh bằng các loại lá, rễ, củ quả... sẽ có tác dụng diệt khuẩn, làm mát và chữa các bệnh ngoài da. Vậy, hãy cũng tìm hiểu xem điều này có nên làm theo không nhé!

banner ads

Đối với trẻ sơ sinh, cấu trúc bề mặt da chỉ bằng 1/5 so với da của người trưởng thành. Do đó, lớp sừng mỏng cùng các tế bào da ít ỏi không đủ sức để bảo vệ bé khỏi những tổn thương từ các tiếp xúc bên ngoài. Như vậy, việc tắm bằng nước lá, các loại rễ, củ quả cũng sẽ khiến bé chịu những thương tổn da tương tự.

Da trẻ chỉ dày bằng 1/5 so với da của người trưởng thành.

Tắm lá coi chừng ẩn họa

Trong dân gian, các cụ dùng rất nhiều loại lá để tắm cho trẻ sơ sinh vì họ quan niệm rằng cỏ cây lành và mát, không gây hại.

banner ads

Một số loài cây cỏ được dùng vào một mục đích riêng. Chẳng hạn: sài đất, lá chè tươi, kinh giới, cỏ mần trầu được dùng để tắm khi bé bị mụn kê; cây nhọ nồi, hoa cứt lợn, rau chân vịt lại được dùng để tắm cho những trẻ nào bị ghẻ lở; các loại lá có hương thơm như lá mùi tươi, lá chanh, hạt mùi được tắm để giúp bé thơm tho hơn; với những trẻ bị rôm sẩy, nổi mẩn ngứa thì dùng lá trà xanh để tắm hàng ngày; hoặc như để da bé trắng trẻo, hồng hào, nhiều người còn tắm cả nước dừa hoặc nước chanh.

Những cách tắm lá này có thể hiệu quả theo cách nhìn nhận của một số người. Tuy nhiên, thực tế lại ghi nhận không ít trường hợp nhập viện vì nhiễm trùng da do tắm lá. Các ca nặng thậm chí còn để lại di chứng suốt đời cho trẻ.

Vì sao lá cây có công dụng trị bệnh lại hại cho trẻ?

Bạn luôn thắc mắc vấn đề này nhưng lại không bao giờ hỏi xem nguồn gốc của những loại lá từ đâu và dùng nó vào những việc gì cho thích hợp. Chính vì thế, bạn thường mắc phải những sai lầm sau trong phương pháp tắm cho trẻ:

Lá được nấu để tắm cho trẻ có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu.

+

Bạn không thể chắc chắn lá có bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích hay không

+ Bạn tin rằng nước sôi có thể diệt được vi khuẩn nhưng thực tế lại không thể.

+ Bạn tưởng rằng cây cỏ có tác dụng trị một số bệnh thì cũng thích hợp để bạn dùng tương tự cho da trẻ sơ sinh.

+ Bạn không nghĩ rằng những vết lở, chốc, viêm... của con là con đường dễ dàng cho mọi vi khuẩn xâm nhập.

+ Bạn chưa biết da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm với mọi tác nhân tiếp xúc bề mặt.

Nếu con bạn bị nổi mẩn đỏ hoặc mụn nhỏ trên bề mặt da, da đỏ ửng một phần hoặc toàn thân kèm theo sốt chứng tỏ con bạn đã bị dị ứng với loại lá bạn tắm cho bé.

Do đó, để tránh mang lại phiền phức cho bé, thậm chí là những di chứng suốt đời, mẹ nên tắm trẻ theo quy trình chuẩn bằng nước ấm thông thường, không nên dùng lá pha nước tắm cho trẻ một cách tùy tiện. Nếu thấy da bé nổi mẩn đỏ bất thường và có dấu hiệu lan trên diện rộng nên đưa bé đến khám da liễu nhi để được điều trị kịp thời.

Muốn tắm lá nên cẩn thận

Muốn tắm lá cho trẻ phải cẩn thận.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là tắm lá hoàn toàn chỉ mang lại tai hại. Thực chất, các phương pháp tắm lá đều là một bài thuốc và hậu quả gây ra là do người sử dụng quá tùy tiện và không biết rõ nguồn gốc của các loại lá mình dùng. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ Đông y để biết loại lá nào phù hợp cho trẻ sơ sinh cũng như liều lượng dùng mỗi lần tắm là bao nhiêu để dùng cho đúng. Trong đó bao gồm cả việc kỹ thuật pha nước và quy cách tắm.

- Ví dụ, muốn tắm cho trẻ bằng nước dừa, các mẹ có thể dùng cách này mỗi tuần một lần. Nên nhớ dội lại cho bé bằng nước ấm (khoảng 36 - 38 độ C) trước khi lau khô để tránh vi khuẩn.

- Một chút nước chanh pha loãng cũng giúp da bé sạch mát hơn, đồng thời phòng chống rôm sẩy. Lưu ý, chỉ một vài giọt nước cốt chanh cũng đủ để tác động đến da trẻ vì vậy việc lạm dụng có thể khiến chất axit có trong chanh làm da trẻ bị tổn thương.

- Một số loại lá, quả trong dân gian có thể mang lại tác dụng với làn da bé nếu bạn chắc chắn về nguồn gốc sử dụng. Để cẩn thận, bạn nên rửa từng lá trực tiếp dưới vòi nước, trước khi đem nấu hãy ngâm trước trong nước muối hoặc thuốc tím. Khi lấy nước tắm cho bé hãy gạn sạch cặn bẩn và lọc lấy phần nước trong để tắm.

Có thể dùng mướp tắm trẻ để ngừa rôm sẩy.

- Khi trẻ đã viêm da nhẹ hoặc nổi rôm sẩy, mẹ có thể dùng các dung dịch tắm trẻ được khuyên dùng bởi chuyên gia hoặc dùng một số bài thuốc Đông y có công dụng kháng khuẩn như chè xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng để tắm rửa hàng ngày cho bé.

Một số lưu ý khi dùng nước lá

- Chỉ tắm lá cho trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn nhằm tránh nhiễm khuẩn đường rốn.

- Nên đun sôi, để nguội nước lá trước khi tắm.

- Biết rõ tình trạng da bé để dùng lá phù hợp. Cần thiết phải được bác sĩ tư vấn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI