Những điều cần làm khi sử dụng mặt nạ tự nhiên cho tóc

Làm đẹp bằng các phương pháp tự nhiên luôn an toàn hơn dù phải mất nhiều công sức và thời gian hơn.

banner ads

Nhưng đối với phụ nữ mang thai, các liệu pháp tự nhiên nên là lựa chọn ưu tiên để tránh cho thai nhi bị ảnh hưởng xấu bởi các hóa chất.

Với mái tóc cũng trở nên nhạy cảm trong thời kỳ bầu bí, nhiều loại mặt nạ dưỡng tóc từ các loại trái cây như bơ, chuối; trứng gà…đã được chia sẻ để chị em có thể thử cho chính mình. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại mặt nạ này nếu không làm đúng cách vẫn có thể gây ra những tác dụng ngược khiến mẹ bầu dở khóc dở cười vì “tiền mất tật mang”.

4293-a1.jpg

Với phụ nữ mang thai nên chọn phương pháp làm đẹp tự nhiên để an toàn cho mẹ lẫn con

Dưới đây là những điều lưu ý dành cho các mẹ bầu muốn thử làm đẹp với các loại mặt nạ dưỡng tóc để có hiệu quả tốt nhất và tránh được các tác động không tốt của chúng như gây ra tình trạng gàu hay làm tóc trở nên bóng nhờn.

Trước khi thoa mặt nạ cho tóc

Trước khi thoa các hợp chất làm mặt nạ lên tóc bạn phải bảo đảm mái tóc đã sạch sẽ hoàn toàn. Điều này sẽ giúp cho tóc khi được ủ sẽ hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng có trong mặt nạ. Vì vậy hãy gội đầu làm sạch tóc nếu bạn muốn ủ chúng với bất cứ loại mặt nạ nào.

Một việc quan trọng trước khi ủ tóc là bạn cần chải cho tóc suông. Nếu bạn không làm cho mái tóc của mình ngay hàng thẳng lối từ ban đầu thì khi ủ xong sẽ phải vất vả để gỡ tóc rối. Tóc lúc này thậm chí còn rối hơn bình thường vì tác động của các mặt nạ.

Để dưỡng chất trong mặt nạ được hấp thu toàn diện thì bạn nên xông hơi hay ủ tóc bằng khăn nóng. Ngoài ra các hỗn hợp làm mặt nạ cũng cần được trộn thật kỹ để tăng khả năng hấp thụ của tóc.

Dầu xả sẽ không tốt nếu bạn định đắp mặt nạ cho tóc. Dưỡng chất của dầu xả sẽ trở thành bức màng ngăn tóc hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ. Vì vậy đừng xả tóc bằng dầu xả trước khi đắp mặt nạ cho tóc. Và bạn cũng đừng nên để tóc đẫm nước khi thoa hỗn hợp chăm sóc tóc.

4294-a2.jpg

Trước khi làm mặt nạ cho tóc bạn phải đảm bảo tóc được sạch sẽ hoàn toàn

Trong khi thoa mặt nạ cho tóc

Tóc thường bị chẻ và khô ở phần ngọn, do đó đây cũng là phần cần được cung cấp dưỡng chất nhiều hơn. Vì vậy khi ủ tóc bằng mặt nạ bạn nên thoa kỹ ở phần này. Bạn nên tránh thoa ở chân tóc vì điều này sẽ khiến tóc khó làm sạch sau khi đắp mặt nạ xong.

Việc massage da đầu hoặc chải tóc nhẹ nhàng để tán đều hỗn hợp mặt nạ sẽ là cách để dưỡng chất bao phủ và thẩm thấu vào tóc.

Với những mái tóc bị hư tổn nặng có thể bạn sẽ cần thao 2 lớp mặt nạ để đảm bảo việc đắp mặt nạ có hiệu quả.

Mái tóc đã được đắp mặt nạ nên được ủ từ 20 phút đến 60 phút với khăn bông ấm sẽ giúp tóc hấp thu được dưỡng chất tốt nhất.

Sau khi thoa mặt nạ cho tóc

Dù ủ tóc bằng khăn ấm thì bạn cũng nên xả tóc bằng nước lạnh. Nước lạnh giúp cho tóc bóng đẹp hơn khi khô và đóng lớp biểu bì của tóc lại. Sau khi làm sạch, tốt nhất bạn để tóc khô bằng nhiệt độ tự nhiên. Bạn không nên sấy hoặc dùng khăn chà xát để lau khô tóc.

Ngoài ra để đảm bảo tóc giữ được những dưỡng chất sau khi ủ bạn không nên gội đầu ngay với xà bông gội hay sử dụng các hóa chất khác lên tóc sau một ngày.

Cuối cùng, đắp mặt nạ cho tóc không nên quá thường xuyên, tốt nhất nên 1 lần/ tuần. Nếu bạn làm quá thường xuyên có thể gây ra những tác động ngược như gàu hay nhờn da đầu.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI