Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng trở nặng đó là phát hiện bệnh quá muộn. Chính vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị.

banner ads

44748-benh-tay-chan-mieng-1.jpg

Một trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng biểu hiện ra ngoài với các dấu hiệu bệnh rất đặc trưng và khá dễ dàng để phân biệt với các dạng phát ban khác do vị trí phát ban đặc biệt.

Bệnh tay chân miệng là gì và có đặc điểm ra sao?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus thuộc nhóm enteroviruses, thường là virus Coxsackie gây ra.

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh tay chân miệng là từ 3-5 ngày (có thể nằm trong phạm vi từ 2 ngày đến 2 tuần). Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi thường là đối tượng nhạy cảm dễ bị virus này tấn công.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và có thể có các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị. Nó sẽ giúp bệnh nhân chóng phục hồi và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

44749-benh-tay-chan-mieng11.jpg

Mụn nước xuất hiện trong miệng, lòng bàn chân và lòng bàn tay

Tay chân miệng thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi có thể xảy ra ở người lớn. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường bắt đầu với một cơn sốt, mất cảm giác ngon miệng, đau họng và cơ thể có cảm giác khó chịu. Sau khi sốt khoảng 1-2 ngày, có thể xuất hiện các vết lở loét trong miệng (herpangina). Ban đầu, chúng thường xuất hiện ở miệng với các đốm nhỏ, màu đỏ và có thể bị loét. Sau đó, những đốm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, bàn chân, hai bên bẹn, đầu gối, khuỷu tay và phát triển thành nốt phỏng nước.

Một số người, đặc biệt là trẻ em, có thể bị mất nước nếu không ăn uống đầy đủ vì miệng đau đớn do phát ban.

Lưu ý khi nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng:

Không phải bất cứ trẻ nhỏ nào cũng có tất cả các dấu hiệu bệnh tay chân miệng này. Chẳng hạn, một số trẻ không sốt, không đau họng nhưng lại xuất hiện phát ban. Số khác, đặc biệt là người lớn lại không có bất kỳ triệu chứng nào khác nhưng họ vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Mong rằng với những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em trên đây, các bố mẹ sẽ dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh của con để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI