Bé vừa ngủ vừa bú bình nguy hại khôn lường
1. Nguy cơ bé bị sâu răng cao
Trong sữa có rất nhiều đường, đây chính là điều kiện tuyệt vời giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công răng lợi khi bé bú về đêm. Đặc biệt, với những bé đã mọc răng, bú bình đêm có thể khiến bé bị nhiễm trùng, sâu răng trầm trọng dẫn tới phải nhổ bỏ răng sữa. Đơn giản, vì sau khi bé bú xong, mẹ không thể vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ như khi bé thức được. Do đó, hãy tận dụng khoảng thời gian ban ngày cho bé bú để bảo vệ hàm răng của bé.
2. Bé bị nhiễm trùng tai
Không phải cha mẹ nào cũng biết rằng, bú bình có thể khiến bé bị nhiễm trùng tai, cực kỳ nguy hiểm. Vì khi bé ngủ, tư thế nằm thẳng, sữa lại được đổ dốc từ miệng xuống nên có khả năng sẽ chảy thẳng vào tai. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời để vệ sinh tai cho bé sẽ khiến bé bị nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng tới thính giác của bé sau này.
3. Bé bị viêm phổi
Bé có nguy cơ viêm phổi vì bú bình khi ngủ
Vừa nằm ngủ, vừa bú bình khiến đường phổi phải hoàn toàn mở để không khí đi vào. Lúc này, chỉ cần một chút sơ ý cũng sẽ khiến lượng sữa nhỏ chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn về hô hấp, viêm phổi.
4. Bé có khả năng tử vong vì trào sữa
Không ít bé bị trào sữa khi vừa ngủ vừa bú. Nguyên nhân là khi ngủ, bé không chủ động mút sữa, sữa sẽ đổ vào miệng bé “bị động”. Khi bé chưa kịp nuốt sữa, lượng sữa mới lại được đổ ra (đặc biệt với những mẹ cho bé bú với núm vú rộng). Điều này dẫn tới việc trào ngược sữa ở bé, gây tắc đường thở. Nếu mẹ không xử lý kịp thời có thể khiến bé bị tử vong.
5. Bé bị ngứa da vì bú bình
Cha mẹ nên cho trẻ bú bình khi thức
Bé vừa ngủ, vừa ngậm sữa khiến không ít sữa chảy ra ngoài má, có thể khiến da bé bị ẩm ướt và gây ngứa, viêm da, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khoẻ của bé.
Không nên cho trẻ vừa ngủ vừa bú bình
Theo Ths Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, việc cho trẻ vừa ngủ, vừa nằm bú sẽ gây cho trẻ nhiều rủi ro hơn cha mẹ vẫn nghĩ. Đặc biệt, với những trẻ có hiện tượng nôn trớ, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ bị sặc sữa là rất cao nếu bú trong tư thế nằm. Do trẻ có thói quen ngậm sữa, không nuốt hết khiến sữa ra quá nhiều và dẫn tới tình trạng sặc sữa, gây trào ngược, tắc đường thở và có thể tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Tốt nhất, cha mẹ không nên cho trẻ vừa ngủ vừa bú bình, cần phải theo dõi trẻ chu đáo, không để trẻ ngủ một mình sau khi bú xong (dù là bú bình hay bú vú mẹ). Sau khi trẻ bú xong, không đùa giỡn để tránh tình trạng nôn trớ sữa.
Ngoài ra, để hạn chế những rủi ro sau khi cho trẻ bú, cha mẹ nên cho trẻ bú vú trái trước, sau đó chuyển sang vú phải để sữa dễ dàng xuống dạ dày, không gây ra hiện tượng trào ngược. Khi trẻ bú xong, cần phải ôm nhẹ trẻ vào lòng, vỗ nhẹ ở lưng cho trẻ ợ hơi. Khi ngủ, cho trẻ nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao để sữa không trào ngược trở lại miệng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: