Mẹ bầu cần biết về các dấu hiệu của biến chứng này để phòng tránh.
Sự nguy hiểm của vỡ tử cung
Nhiều tai biến vào ba tháng cuối và trong quá trình chuyển dạ có thể xảy ra như: băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn, vỡ tử cung, sản giật…
Vỡ tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Vỡ tử cung được xem là tai biến nguy hiểm nhất, có thể khiến mẹ và bé tử vong. Hầu hết các trường hợp bị vỡ tử cung bé sẽ chết ngay sau đó và tính mạng của mẹ cũng bị đe dọa nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách.
Nguyên nhân gây vỡ tử cung
Có nhiều nguyên nhân gây ra vỡ tử cung ở mẹ bầu.
- Khung chậu hẹp làm cho thai nhi không thể chui ra ngoài khiến tử cung bị vỡ. Mẹ bầu có những khối u ở đoạn dưới cổ tử cung hay ngay cổ tử cung cũng là nguyên nhân khiến tử cung bị vỡ.
- Tử cung mỏng do mẹ sinh nở nhiều lần, mẹ bầu có vết mổ cũ ở tử cung là hai nguyên nhân khác từ mẹ gây ra biến chứng nguy hiểm này.
- Về phía thai nhi, thai nhi quá to hay có vòng đầu quá to, thai nhi có ngôi thai không thuận đều là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị vỡ tử cung.
- Ngoài ra, khi bác sĩ dùng các biện pháp như kéo thai, xoay thai hay forcep đều là những nguyên nhân có thể gây ra vỡ tử cung nếu các điều kiện áp dụng không thuận lợi.
Phân loại vỡ tử cung
Vỡ tử cung gồm vỡ tử cung hoàn toàn và vỡ tử cung không hoàn toàn.
Khi mẹ bầu bị vỡ tử cung hoàn toàn, tử cung bị xé rách niêm mạc bên trong, rách đến lớp cơ, phúc mạc và thông đến ổ bụng.
Vỡ tử cung không hoàn toàn chỉ tác động đến lớp niêm mạc và lớp cơ mà không ra đến lớp phúc mạc.
Vỡ tử cung nếu được phát hiện trong giai đoạn dọa vỡ tử cung có thể ngăn chặn và bảo toàn được tính mạng cho mẹ và bé.
Các dấu hiệu cảnh báo
Những dấu hiệu cảnh báo dưới đây có thể là những dấu hiệu sớm cho mẹ bầu biết về chứng dọa vỡ tử cung. Mẹ bầu hãy chú ý, nếu phát hiện hãy sớm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chăm sóc kịp thời.
Khám thai thường xuyên là cách để phát hiện và kiểm soát chứng vỡ tử cung.
- Xuất hiện các cơn đau bụng bất thường, càng lúc càng gia tăng và có thêm cảm giác choáng váng, chóng mặt.
- Chảy máu âm đạo.
- Ngực bị đau tức.
- Mạch bất thường, nhanh và mạnh.
- Qua hình dạng bên ngoài của bụng có thể thấy tử cung bị thắt lại như hình quả cầu.
- Mẹ có thể sờ được dây chằng tròn.
- Các cơn co tử cung xuất hiện mạnh, và khoảng cách giữa chúng ngắn. Chúng có khiến mẹ bầu bị đau dữ dội.
- Đáy tử cung có dấu hiệu cao dần lên so với rốn.
Ngăn ngừa vỡ tử cung bằng cách nào?
Để ngăn ngừa vỡ tử cung việc tuân thủ nghiêm chỉnh các buổi khám thai để phát hiện bất thường là cần thiết.
Mẹ cũng không nên mang thai quá gần nhau. Đặc biệt với những mẹ có sẹo tử cung nên chờ 3 năm mới mang thai lại.
Nếu mẹ bầu có khung xương chậu hẹp hay sinh con nhiều lần thì nên đến những bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại để sinh nở.
Yeutre.vn (Tổng hợp)