Múa lân ngày Tết có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa như thế nào?

Múa lân ngày Tết là một hình thức múa dân gian xuất hiện trong những ngày Tết Nguyên Đán. Tại sao lại có nét đẹp văn hóa này? Chúng ta cùng tìm hiểu về múa lân những ngày đầu xuân có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa ra sao, qua bài viết dưới đây bạn nhé! 

banner ads
Múa lân ngày Tết trong văn hóa đại chúng
Múa lân là một hoạt động nghệ thuật trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Ảnh Internet

1. Múa lân ngày Tết có nguồn gốc từ đâu?

Múa lân ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa, là một hoạt động nghệ thuật đường phố có mặt trong các lễ hội hoặc dịp đặc biệt như khai trương từ rất lâu đời.

Xoay quanh nguồn gốc của nghệ thuật múa Lân – sư – rồng có rất nhiều tranh cãi mặc dù hoạt động mang bản sắc văn hóa Trung Hoa và có mặt tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng sư tử không có nguồn gốc từ Trung Quốc, loài duy nhất được tìm thấy đã tuyệt chủng từ lâu. Bởi vậy, ở nhiều phương diện, các học giả cho rằng khởi nguồn của điệu múa lân có nguồn gốc từ Ba Tư, du nhập vào Trung Quốc, hòa trộn với nền văn hóa và trở nên có mô tả như ngày nay. 

Múa lân ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa
Múa lân có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ảnh Internet

Với lịch sử 1000 năm Bắc Thuộc, một số điểm trong nền văn hóa Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, và những điểm nhấn này cũng có sức ảnh hưởng đến toàn Châu Á. Một trong số đó chính là bộ môn nghệ thuật đường phố múa lân ngày Tết và đến nay hoạt động vẫn được duy trì trong các dịp lễ Tết, trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Khi du nhập vào Việt Nam, trải qua quá trình hình thành và phát triển đất nước, múa lân cũng mang theo những nét văn hóa đặc trưng của người Việt bao gồm tạo hình, hình thức múa và âm nhạc biểu diễn. Cũng như tùy theo vùng miền mà múa lân sẽ có một số nét đặc trưng gắn với văn hóa phong tục của địa phương.

2. Múa lân ngày Tết có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm văn hóa phương Đông, Lân là một trong tứ linh bao gồm “Long, Lân, Quy, Phụng” tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, an vui. Khi Lân vào nhà, thì tà khí sẽ bị đuổi đi, gia chủ sẽ được bình an chính là ý nghĩa của phong tục múa Lân trong ngày Tết , cầu mong một năm mới nhiều niềm vui, an lành. 

banner ads
Ý nghĩa múa lân ngày Tết
Múa lân ngày Tết có ý nghĩa mang lại một năm mới tốt lành. Ảnh Internet 

Bên cạnh tạo hình Lân trong nghệ thuật múa lân còn có ông Địa luôn múa bên cạnh. Với tạo hình bụng to, khuôn mặt cười vui vẻ, ông Địa là đại diện của Đất trong tín ngưỡng Phật giáo, có thể kêu gọi Lân về, mang đến điềm lành. Ông Địa luôn đi trước đầu lân, ngụ ý mở đường, dẫn đường cho lân, đồng thời tạo hình vui vẻ mang lại không khí lễ hội.

Tại Việt Nam, múa lân thường xuất hiện trong ngày Tết với phần âm nhạc sôi nổi vừa thể hiện sự tưng bừng của dịp Tết Âm lịch , vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, đón chào những khởi đầu cho năm mới hạnh phúc phát tài, phát lộc, phát bình an. 

Ông địa
Ông Địa là đại diện của Đất trong tín ngưỡng Phật giáo. Ảnh Internet 

Mỗi khi nghe thất tiếng trống thùng thình rộn rã, người Việt sẽ nghĩ ngay đến điệu múa truyền thống dịp lễ hội là múa lân như một điều may mắn, phấn khởi cho tất cả mọi người.

Trong dịp Tết đến xuân về, giữa rất nhiều những hoạt động văn hóa giải trí thì múa Lân vẫn luôn là một hoạt động thu hút và có giá trị về mặt văn hóa tín ngưỡng ở khắp mọi miền Tổ Quốc.

Với ý nghĩa văn hóa đặc sắc, chúng ta có quyền tin tưởng rằng nét đẹp văn hóa múa lân ngày Tết sẽ còn được duy trì theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á còn đón Tết Nguyên Đán nói chung.

Linh Ann tổng hợp

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI