Mỏi lưng có phải là dấu hiệu có thai không?

Mỏi lưng có phải là dấu hiệu có thai không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Thông thường, mỏi lưng hay đau lưng, kèm theo một số triệu chứng khác nữa - là một trong những dấu hiệu sớm nhận biết có thai. Trong một số trường hợp, mỏi lưng lại là tín hiệu cảnh báo nguy cơ mắc phải một số bệnh lý. Và phần lớn với phần đông phụ nữ, đau mỏi lưng còn có thể hiện diện trong suốt thai kỳ. Chị em hãy cùng Yeutre.vn tham khảo qua nội dung chi tiết hơn về những điều này qua nội dung dưới đây nhé.

banner ads

1. Mỏi lưng có phải là dấu hiệu có thai không?

người phụ nữ bị đau lưng
Mỏi lưng kèm theo mất kinh, muốn nôn ói,...thì có thể là tín hiệu bạn có thai - Ảnh Internet

Mỏi lưng là hiện tượng phổ biến có thể thấy ở bất kì đối tượng nào, khi vừa trải qua một ngày lao động quá nhiều, do ngồi một chỗ quá lâu, do chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, và rất nhiều những trường hợp khác. Đây đồng thời cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai mà các vợ chồng trẻ đang mong con không nên bỏ qua.

Theo báo cáo, có đến 50 - 70% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, nếu triệu chứng mỏi lưng chỉ xuất hiện đơn lẻ, không kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng khác như buồn nôn, xuất hiện sau quan hệ 1 - 2 tuần, ngực căng, mất kinh...thì chưa thể chắn chắn bạn đang mang thai.

Thậm chí, nếu trước đây, bạn đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến xương, và đau lưng mãn tính thì khả năng có thai là không cao. Khi này, bạn cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, nhất là bệnh viêm nhiễm phụ khoa như nhiễm trùng đường tiểu, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo,...Các bệnh lý viêm nhiễm này không thể xem thường, vì chúng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và gây nên một số dấu hiệu khác dễ nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai.

banner ads

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi liệu mỏi lưng có phải là dấu hiệu có thai không, trước hết, bạn cần lưu ý, triệu chứng mỏi lưng có đi kèm một số bất thường khác như mất kinh, ngực căng, cảm thấy buồn nôn hay không. Đồng thời, loại trừ các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý liên quan đến xương, lưng, rồi sau đó mới xem xét đến khả năng mình mang thai, kết hợp que thử thai để kiểm tra. Phương án tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên, để có được kết luận chính xác nhất. 

2. Triệu chứng đau, mỏi lưng khi mang thai - nguyên nhân do đâu? 

thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ
Đau, mỏi lưng liên tục cũng có thể là triệu chứng các bệnh lý về xương, cột sống - Ảnh Internet

Như đã nói ở trên, đau nhức hay mỏi lưng nếu xuất hiện đơn lẻ một mình thì có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh lý của cơ thể, chứ không phải dấu hiệu sớm có thai. Tình trạng đau mỏi lưng kèm theo nhiều dấu hiệu đặc trưng khác của mang thai thì mới có khả năng bạn đã mang thai. Tình trạng đau mỏi phần lớn đều có nguyên nhân của nó. Một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng mỏi lưng bao gồm:

  • Mắc bệnh lý liên quan đến xương

Với những phụ nữ mắc bệnh liên quan đến xương và cột sống, như rối loạn chức năng cổ tử cung, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chứng loãng xương,...thì có thể gặp những cơn đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vùng lưng, hông, cổ có thể ngay từ đầu hoặc trong suốt thai kỳ.

  • Tăng kích thích tố

Hormone được giải phóng trong thời kỳ mang thai làm nới rộng dây chằng vùng xương chậu, các khớp xương trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan gần đó, và biểu hiện ra qua các cơn đau, nhức, mỏi lưng như chúng ta thường thấy.

  • Thay đổi trọng tâm của trọng lực

Một cách tự nhiên, trọng tâm của trọng lực tác động lên cơ thể sẽ dần dần di chuyển về phía trước, khi tử cung và bé trong bụng phát triển, khiến cho tư thế bà bầu thay đổi. Điều này dễ dẫn đến các cơn đau, mỏi lưng.

tư thế ngồi an toàn cho bà bầu
Bà bầu cần lưu ý giữ tư thế ngồi, đứng phù hợp để tránh đau, nhức vùng lưng và hông - Ảnh Internet

  • Tư thế đi đứng, vị trí nằm ngủ chưa đúng

Những yếu tố này có thể gây nên và làm trầm trọng hơn chứng đau, mỏi lưng không chỉ ở đầu hay cuối thai kỳ, mà trong suốt thai kỳ đối với nhiều chị em. Nhất là với những tư thế đi khom lưng, uốn cong, hoặc nằm ngủ ngửa mặt lên,...nên chị em cần hết sức lưu ý điều này.

  • Cân nặng ngày càng tăng

Đây là điều dễ hiểu. Khi thai nhi ngày càng phát triển, cơ thể mẹ "gánh" thêm cân nặng của bé trong bụng, làm tăng thêm trọng lượng gây áp lực lên lưng, dẫn đến mỏi, đau lưng.

  • Căng thẳng/ stress, lo âu trong thai kỳ

Stress thường tích lũy ở những vùng yếu của cơ thể, kết hợp với sự thay đổi ở vùng xương chậu, tạo nên những cơn đau lưng nhức nhối, căng thẳng mệt mỏi khi mang thai.

3. Cách ngăn ngừa triệu chứng đau, mỏi lưng khi mang thai

massage vùng lưng cho bà bầu
Một số bài tập massage vùng lưng, hông cho bà bầu - Ảnh Internet

Triệu chứng đau, mỏi lưng là thường thấy khi có thai, nhưng vẫn có cách phòng ngừa. Chị em có thể tham khảo một số gợi ý dưới dây:

  • Nhẹ nhàng massage vùng lưng liên tục vào khoảng chiều tối để giảm mệt mỏi sau một ngày làm việc dài.
  • Đeo vành đai vải hỗ trợ phần bụng dưới để giảm áp lực khi thai nhi phát triển.
  • Không tự ý dùng thuốc có tác dụng giảm đau, thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc ngủ, hoặc bất kì thuốc giảm mệt mỏi nào nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần chia khẩu phần ăn thành các phần nhỏ, đảm bảo đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cả mẹ lẫn con, chứ không ăn quá nhiều dồn trong một bữa.
  • Chuyển sang mang giày đế thấp, dạng bệt để đôi chân được thoải mái khi mang bầu, tránh - và tốt nhất là tuyệt đối không - mang giày cao gót. Vì loại giày này khiến cơ thể bà bầu ngả về trước nhiều, tư thế đi đứng này sẽ dồn trọng lực nhiều vào lưng, dẫn đến các cơn đau ồ ạt, âm ỉ. Trường hợp xấu nhất là khi mang giày cao gót bị trượt chân, té ngã, hệ quả kéo theo sẽ vô cùng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Phòng ngủ dành cho bà bầu cần được thiết kế rộng rãi, thoáng khí, không để bất cứ vật dụng nào trên đầu giường. Chuyên gia y tế cũng khuyên rằng, bà bầu nên nằm ngủ với tư thế nằm nghiêng sang một bên, thỉnh thoảng đổi bên liên tục để giấc ngủ được thoải mái. Lưu ý quan trọng là tránh tuyệt đối không nằm ngủ tư thế ngửa mặt lên, điều này không tốt cho lưng bà bầu và sức khỏe thai nhi.
  • Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, khoa học, vừa đủ để cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh. Có thể kết hợp tập luyện yoga vừa phải để luyện tập vùng lưng.

4. Mỏi lưng, đau lưng liên quan đến thai kỳ có điều trị được không?

gối chữ u cho bà bầu
Bà bầu có thể dùng gối chữ U kê để giảm đau, mỏi lưng trong thai kỳ - Ảnh Internet

Nếu cơn đau, mỏi lưng của bạn trở nặng hơn, lan sang đau nhức cả cột sống, vùng hông, dưới lưng, nhức âm ỉ trong xương,...thì nhanh đến bác sĩ chuyên khoa tìm cách can thiệp kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng. 

Khi này, có thể bác sĩ sẽ tư vấn một số biện pháp khắc phục tình trạng của bạn, chẳng hạn như phương pháp chỉnh - nắn khớp xương, hướng dẫn tư thế ngồi và đi đứng đúng, kê toa thuốc chữa viêm, sử dụng một số thiết bị hỗ trợ, dùng gối chữ U cho bà bầu, massage trị liệu,...

Như vậy, thắc mắc mỏi lưng có phải là dấu hiệu có thai không giờ đây không còn khiến bạn băn khoăn nhiều nữa. Tình trạng này có thể xảy ra với nhiều trường hợp chị em vừa mới mang thai lẫn đang trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, kể từ sau giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dù là ở trường hợp nào, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là, nếu bản thân mắc các bệnh lý liên quan đến xương, viêm nhiễm phụ khoa, thì dấu hiệu trên lại là thông điệp "cầu cứu" của cơ thể đấy nhé. Riêng trường hợp các chị em đang mong con, sau thời gian quan hệ, xuất hiện tình trạng mỏi lưng kèm theo một số triệu chứng tiêu biểu như mất kinh, cảm giác nôn ói, ngực căng tức, mệt mỏi,...thì đây hẳn có thể là tín hiệu vui, xin chúc mừng chị em nhé! 

Trúc Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI