1. Mắt cận thị có chữa được không?
Câu trả lời là chữa được, tuy nhiên, các biện pháp chỉ mang tính hỗ trợ giảm bớt hoặc cải thiện, chứ không thể chữa khỏi hẳn tật cận thị. Mắt là bộ phận rất nhạy cảm, khi đã tổn thương thì cần có thời gian để mắt hồi phục và chắc chắn không thể trở lại như ban đầu.
Do đó, nỗi lo lắng mắt cận thị có chữa được không của đa số phụ huynh là hoàn toàn có cơ sở. Ai cũng mong muốn con mình có đôi mắt sáng khỏe, thế nhưng, cho đến nay các phương pháp can thiệp cận thị đều có giới hạn, đây là thực tế chúng ta cần chấp nhận.
2. Một số cách chữa cận thị cho trẻ dựa vào công nghệ y học
2.1. Đeo kính
Trẻ có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Đây là phương pháp thông dụng nhất và rẻ nhất. Đối với cận thị, phải dùng thấu kính phân kỳ để mắt có thể nhìn được xa. Khi sử dụng phương pháp này, phụ huynh phải chú ý đưa con mình kiểm tra định kì để theo dõi độ mắt để cắt kính phù hợp.
Hạn chế của phương pháp này là:
- Đối với kính gọng: trẻ gặp khó khi trong hoạt động thể thao, những khi trời mưa thì tốt nhất không nên ra đường.
- Đối với kính áp tròng, có thể sẽ gây mẫn cảm và dị ứng với một số bé. Nếu kính không được vệ sinh sạch mắt sẽ bị viêm, nhiễm trùng. Việc đeo kính áp tròng khiến mắt cũng dễ bị khô hơn.
- Phương pháp này không thể khắc phục triệt để cận thị được.
2.2. Chỉnh hình giác mạc tạm thời
Nếu không muốn đeo kính thì mẹ có thể cho trẻ đeo kính áp tròng vào ban đêm có thiết kế đặc biệt. Khi sử dụng kính làm thay đổi hình dáng của giác mạc khi ngủ, sáng hôm sau thức dậy trẻ, có thể nhìn thấy rõ mà không cần mang kính cả ngày.
Hạn chế của phương pháp này là không chữa được triệt để, độ cận trở lại như cũ khi ngừng sử dụng. Đối với trẻ cận thị nặng thì cũng không mấy hiệu quả, có thể gây viêm nhiễm và giá thành cũng loại kính này cũng rất cao.
2.3. Phẫu thuật
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, sau khi bắn mắt cận thị thì trẻ có thể nhìn rõ mọi thứ, không cần đeo kính nữa. Tuy nhiên, chỉ những trẻ từ 18 tuổi trở lên mới có thể thực hiện cách này, giá phẫu thuật cũng rất mắc. Trẻ vẫn có thể tái cận thị nếu không chăm sóc tốt cho mắt.
3. Cách chữa cận thị tại nhà hiệu quả cho trẻ em
3.1. Chế độ ăn uống
Dinh dưỡng cho trẻ và thực đơn ăn hàng ngày được thiết kế khoa học có thể hỗ trợ mắt cận thị có chữa được không tăng thêm độ. Trẻ chỉ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, C, E, B1, B12…khoáng chất như: kẽm, magie, selen,...thì cơ thể sẽ được cung cấp đủ điều kiện để mắt sáng long lanh, đồng thời, phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Phụ huynh cần hiểu, ăn uống chỉ giúp hỗ trợ việc điều trị chứ không phải là biện pháp điều trị dứt điểm cận thị được. Tuy vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phục hồi của mắt. Các mẹ nên thường xuyên chế biến các món ăn từ cá hồi, trứng, cà chua, bơ, rau chân vịt…đều là những loại thực phẩm rất tốt cho mắt.
3.2. Bài tập cho mắt
Các bài tập cho mắt cũng là liệu pháp hỗ trợ điều trị rất tốt, giúp cải thiện độ cận cho bé. Có thể chỉ cho bé thực hiện một số động tác như: viết chữ bằng măt, đảo mắt, nhìn theo chuyên động xa gần của ngón tay, nhắm – mở mắt,...
3.3. Bấm huyệt
Bấm huyệt chữa cận thị là phương pháp chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp cận thị giả. Phụ huynh cũng có thể dùng cách này để thư giãn cho mắt, giảm mỏi mắt. Cần cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra và làm theo hướng dẫn trước khi thực hiện biện pháp bấm huyệt này.
Như vậy, nỗi lo lắng mắt cận thị có chữa được không của nhiều phụ huynh đến đây đã được giải đáp nhiều phần. Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, muốn trị liệu cận thị hiệu quả cao nhất cho trẻ, phải đến các cơ sở y tế chuyên về mắt để kiểm tra, và thực hiện theo lời của bác sĩ. Kèm theo đó, phụ huynh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc mắt cẩn thận cho con, thì mới giúp trẻ cải thiện được tình trạng.
Nguyên Bình tổng hợp