1. Lưu ý dấu hiệu có thai ở thời gian đầu tiên
Thực tế, có rất nhiều mẹ bầu biết mình có thai khi thai đã lớn, thậm chì là ở những tuần cuối của tam cá nguyệt đầu tiên. Trong khi đó, mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng mà mẹ cần lưu tâm, để thời kỳ cơ bản này diễn ra an toàn và tốt nhất. Do vậy, chú ý nhận biết dấu hiệu có thai sớm trong 3 tháng đầu là việc đầu tiên chị em cần rất chú ý. Và, muốn biết mình có mang thai hay không thì có thể dựa vào những dấu hiệu có thai khá phổ biến sau đây:
- Dấu hiệu có thai sớm nhất là ra máu báo thai, dịch âm đạo bị thay đổi có màu trắng và đục như màu sữa thường xuyên xuất hiện hơn trong thai kỳ.
- Trễ kinh cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất phổ biến dễ nhận biết.
- Nếu bạn gặp phải hiện tượng chuột rút và có đi kèm theo những dấu hiệu mang thai khác thì có thể là bạn đang mang thai là rất cao.
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên do khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
- Ngực bị đau, mềm và lớn hơn, đây cũng là dấu hiệu có thai sớm gặp nhiều nhất ở phụ nữ khi mang thai.
- Xuất hiện tình trạng đau đầu do sự tăng đột biến của hormone progesterone cùng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, vì lúc này cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Đa số phụ nữ khi mang thai đều có hiện tượng nghén đi kèm.
- Thường xuyên đi tiểu đêm, và bị đau lưng.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, cảm giác khó thở và hụt hơi.
- Thói quen ăn uống bị thay đổi, thường nhạy cảm với mùi hương.
- Dễ bị ngất xỉu, chảy máu cam, bị táo bón, tăng cân.
Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu có thai trên nhưng bạn vẫn muốn chắc chắn hơn thì có thể dùng que thử thai, dụng cụ này sẽ cho bạn kết quả khá chính xác. Nếu có thai sẽ hiện 2 vạch trên que thử.
2. Mẹ cần làm gì để bảo vệ thai nhi trong 3 tháng đầu?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất dễ bị xảy thai, nên việc đầu tiên các mẹ cần làm là xác định mình có thai hay không, việc này phát hiện càng sớm thì sẽ càng tốt cho thai nhi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai, vậy nên các mẹ bầu cần nắm rõ những điều quan trọng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu là rất cần thiết, để bảo vệ thai nhi tốt nhất.
Một số điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu như sau:
- Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu hoặc những tháng sau đó, mẹ bầu không được làm những công việc nặng nhọc, tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức quá mức.
- Cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp, nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
- Không được tự ý dùng thuốc, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không sử dụng chất kích thích hay đồ uống chứa nhiều chất kích thích độc hại, để thai nhi phát triển khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng.
- Thường xuyên tập thể dục với cơ chế phù hợp cho mẹ bầu, chẳng hạn như: đi bộ, yoga,..những môn này rất nhẹ nhàng, không những không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà còn rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
- Mẹ bầu cũng nên thư giãn, để tinh thần thoải mái nhất, tuyệt đối nói không với stress.
- Thường xuyên đi khám thai và đúng lịch khám để chắc chắn thai nhi vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.
3. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt về thể chất cũng như về tâm lý.
3.1. Sự thay đổi về thể chất ở mẹ bầu 3 khi mang thai 3 tháng đầu
- Sự thay đổi đầu tiên về thể chất của người mẹ là lưu lượng máu đến tử cung, âm đạo, âm hộ và cổ tử cung tăng lên khiến cho các mô ở những bộ phận này bị xanh hoặc đỏ tía.
- Trong quá trình mang thai, bụng sẽ luôn cảm thấy đói, bụng cồn cào.
- Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, buồn nôn, khó chịu khi ngửi thấy mùi đồ ăn.
- Ngực có cảm giác bị đau, dạ dày khó chịu, đau lưng, nhạy cảm hơn với mùi đồ ăn, hoặc những mùi khác.
- Có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, bụng dưới thường xuyên bị đầy hơi, khó chịu, cơ thể hay trong tình trạng mệt mỏi.
- Vóc dáng của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi, bụng to dần lên, cân nặng cũng tăng lên.
3.2. Thay đổi về tâm lý
- Đa số những phụ nữ khi mang thai, tính cách đều sẽ trở nên khó chịu hơn, do mệt mỏi trong người.
- Rất dễ khóc, và dễ bùng nổ cảm xúc hơn so với bình thường.
4. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
4.1. Phát triển giác quan
Khả năng nhận thức vị sơ khai, vị giác phát triển, khẩu vị của bé sẽ bị ảnh hưởng qua chế độ ăn uống thường ngày của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Khi sinh ra nếu bạn cho bé bú bé sẽ nhận ra và cảm thấy thoải mái với hương vị có trong sữa.
Xúc giác của thai nhi cũng phát triển, sự nhạy cảm bắt đầu từ miệng, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn cơ thể. Và trong một thời gian ngắn bé sẽ cảm thấy quen thuộc với cơ thể của mình, và quen thuộc với môi trường xung quanh bằng cách cọ xát vào thành tử cung.
4.2. Dây rốn và dinh dưỡng
Dây rốn là dây sống kối nối bạn với bé. Từ khoảng 11 tuần đến 14 tuần, dây rốn sẽ được hình thành đầy đủ với hai động mạch và một tĩnh mạch. Các động mạch có nhiệm vụ mang chất thải ra khỏi cơ thể bé và tĩnh mạch thì cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển từ nhau thai.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong giai đoạn này là rất quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của bé, vì vậy bạn cần phải bổ sung đầy đủ.
5. Dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu như thế nào
5.1. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, việc bổ sung chất dinh dưỡng để ổn định cho thai nhi là việc hết sức quan trọng, sẽ được ưu tiên hàng đầu. Mẹ bầu trong giai đoạn này nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa nhiều chất axit folic, vitamin B6, sắt,...
- Thực phẩm giàu sắt axit folic: đây là loại vitamin thiết yếu cần phải bổ sung trong giai đoạn đầu mang thai nếu muốn bé phát triển tốt. Axit folic giúp hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh. Một số thực phẩm chứa nhiều chất axit folic như: khoai tây, bông cải xanh, trứng, đậu, cam, ra xanh lá,...
Nếu thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất này sẽ có nguy cơ sinh non hoặc có thể mắc các khuyết tật ống thần kinh.
- Viatmin B6: vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng buồn nôn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như: hạnh nhân, óc chó, cs hồi, bơ đậu phộng, chuối, ngũ cốc nguyên hạt,...
- Chất sắt: khi mang thai nhu cầu máu của cơ thể sẽ tăng lên nhằm cung cấp cho thai khi. Nếu thiếu sắt mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có thể thiếu máu thai kỳ. Một số thực phẩm nhiều sắt: cải bó xôi, bưởi, các loại đậu, bột yến mạch, thịt nạc,...
- Các loại thịt như: thịt heo, thịt bò được chế biến, nấu chín kỹ sẽ an toàn và cung cấp lượng protein và sắt cho mẹ bầu.
- Nên cung cấp nhiều thực phẩm trái cây: vì trái cây chứa nhiều vitamin thiết yếu, chứa nước, chất chống oxy hóa, chất xơ. Giúp mẹ bầu không bị tình trạng táo bón trong quá trình mang thai.
5.2. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì ?
Bên cạnh những thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu thì cũng có những thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số thực phẩm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn , các bạn có thể tham khảo.
- Gan : các mẹ nên chú ý, gan cũng là thực phẩm rất giàu sắt, tuy nhiên nó lại có chứa retinol có khả năng làm sảy thai. Hãy cần trọng các mẹ nhé.
- Các thực phẩm co thắt : dứa, đủ đủ xanh, rau ngót, rau chùm ngây, rau răm, cam thảo là những thực phẩm gây co thắt, nếu dùng nhiều có khả năng góp phần làm cho nguy cơ sảy thai tăng lên.
- Hải sản tươi sống : đây cũng là danh mục thực phẩm cần hạn chế và có chọn lọc nếu dùng trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do một số loại hải sản chứa lượng lớn thủy ngân, dễ làm tổn hại đến sự phát triển não bộ của bé. Bên cạnh đó, mộ số loại hải sản còn có khả năng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột hay nhiễm khuẩn không an toàn cho mẹ bầu.
- Trứng lòng đào hay trứng sống: Mẹ bầu 3 tháng đầu thậm chí là sau đó được khuyên không dùng trứng sống hay trứng lòng đào. Vì trứng chưa chín kỹ chứa nhiều vi khuẩn có hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
5.3. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
Mang thai 3 tháng đầu uống sữa gì cũng là chủ đề nhiều mẹ bầu quan tâm và cũng là điều bạn nên lưu ý tới. Sữa là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, canxi và chất béo cho mẹ bầu. Vì vậy, khi mang thai uống sữa sẽ rất có lợi cho bé và mẹ. Uống sữa 3 tháng đầu thai kỳ để bồ sung dinh dưỡng tích cực nhất có thể cũng là điều các chuyên gia khuyên các mẹ bầu.
Một số loại sữa mẹ nên dùng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu : sữa tách béo, sữa nguyên kem, sữa đậu nành, sữa dành cho bà bầu, sữa bột, sữa dê, sữa cao năng lượng, sữa chua dạng uống hoặc dạng đặc.
Sữa mẹ bầu không nên dùng khi mang thai : trong suốt thai kỳ bao gồm cả 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên sử dụng sữa chưa qua tiệt trùng vì chúng thường chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.
5.4. Điều mẹ bầu cần lưu ý về dinh dưỡng trong 3 tháng đầu
- Nên cần bằng bữa ăn với nhiều món, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Bữa ăn nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa để tránh hiện tượng nghén.
- Không được ăn một lần quá nhiều, chỉ nên ăn đủ no.
- Nên ăn nhạt và tránh những thực phẩm chứa nhiều đường.
6. Các bệnh thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu tiên
6.1. Mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu thường các mẹ sẽ rất dễ bị dị ứng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố estrogen, cùng với sự căng giãn của tử cung, bụng ngày càng lớn dần lên khiến da bị căng ra, mặc quần áo chật, do thời tiết,...
Bệnh dị ứng không gây nguy hiểm nhưng chúng sẽ khiến thai phụ không được thoải mái. Vì vậy cần phải có những biện pháp chữa trị kịp thời nhất. Một số cách điều trị bệnh dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu các bạn có thể tham khảo như: mặc quần áo thoải mái, khi bị dị ứng không được cào, gãi, giữ ấm vào ban đêm,...
6.2. Mang thai 3 tháng đầu thường xuyên bị đau lưng
Đau lưng là hiện tượng hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua do sự thay đổi của cơ thể phù hợp cho thai nhi phát triển. Các trường hợp đau lưng mẹ thường gặp là: đau thắt lưng, đau xương chậu. Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu ngồi làm việc, nghỉ ngơi sai tư thế, cân nặng tăng lên, bị động thai và stress cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu .
Khi gặp phải tình trạng này, các bạn có thể sử dụng các biện pháp dân gian để chữa trị bệnh đau lưng như: dùng rượu gừng, lá ngải cứu, lá ớt,...Và bổ sung nhiều dưỡng chất: sắt, canxi, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế bị đau lưng.
6.3. Lưu ý khác liên quan đến sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu
- Nếu bị dị ứng hay đau lưng ở tình trạng nhẹ thì có thể xử lý ngay tại nhà bằng những phương pháp trên. Còn đối với các trường hợp bị nặng thì cần phải đến bệnh viện, để thăm khám và được bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân bệnh, điều trị kịp thời.
- Nên kiểm soát cân nặng, đảm bảo không tăng quá 10-12 kg trong suốt thai kỳ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
- Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý nhất, thường xuyên tập thể dục, tốt cho mẹ và bé.
7. Mang thai 3 tháng đầu và những ghi chú cơ bản quan trọng
- Khi có những dấu hiệu mang thai bạn cần dùng que thử thai kiểm tra khoảng 1, 2 lần để chắc chắn mình mang thai. Sau đó cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm, siêu âm ngay nhằm xác định chính xác về tình trạng mang thai và bắt đầu lịch trình theo dõi cụ thể, cũng như có kế hoạch chăm sóc, lịch khám thai định kỳ cần thiết.
- Kiểm tra phần bảo hiểm y tế của mình, vì khi mang thai bảo hiểm y tế sẽ có thể chi trả một số khoảng chi phí cho mẹ bầu.
- Chú ý đi đứng hoạt động vận động, không vươn vai, vì hành động này có thể gây ra nhau quấn cổ.
- Không quan hệ hoặc lưu ý kỹ về việc quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu mang thai để đảm bảo an toàn cho thai kỳ ở giai đoạn nhạy cảm này.
- Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng không cần phải khám thai quá nhiều lần mà chỉ cần đủ theo lịch khám là được. Trừ phi gặp phải hoặc nghi ngờ những dấu hiệu bất ổn thì mẹ bầu mới cần phải đi thăm khám.
- Có một số mẹ bị ốm nghén thậm chí ốm nghén nặng, nên việc ăn uống sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mẹ nên cố gắng ăn uống đầy đủ.
- Thường xuyên vận động cơ thể một cách phù hợp để tăng sức đề kháng, phòng chống các bệnh thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, như đã đề cập cần kiêng không được vận động mạnh.
- Không được ngồi xổm, vì ngồi xổm làm hạn chế nuôi dưỡng máu cho chi dưới của mẹ bầu và thai nhi.
Tấ cả chúng ta đều biết rằng, mang thai là một quá trình đầy gian nan, cơ thể phụ nữ không những bị thay đổi, trở nên khó chịu hơn mà còn dễ mắc phải những căn bệnh không mong muốn, do đề kháng lúc này đã giảm đi. Nhưng, vì bé yêu, chắc chắn bạn phải luôn đảm bảo sức khỏe và giữ tinh thần của mình luôn thoải mái nhất để không ảnh hưởng đến bé. Trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết dành cho chị em khi mang thai 3 tháng đầu mà Chuyên mục Cuộc sống mẹ bầu đã tổng hợp cụ thể. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn thật nhiều.
Diễm Diễm tổng hợp