Mách mẹ cách chọn và sử dụng bình sữa, núm vú an toàn cho bé yêu

Chất liệu của bình sữa có lẽ là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng quan tâm trước hết khi muốn mua bình sữa cho con. Ngoài ra, các vấn đề về vệ sinh, bảo quản bình sữa như thế nào cho đúng cũng là điều bạn nên biết thêm khi muốn sử dụng bình sữa làm vật dụng cho bé dùng thường xuyên.

banner ads

Nên chọn bình sữa bằng thủy tinh hay nhựa?

Trước các kiểu dáng và chất liệu phong phú của các loại bình sữa hiện nay trên thị trường, có lẽ sẽ khiến mẹ đôi chút phân vân khi chọn mua. Tựu chung lại, bình sữa dù có nhiều dạng đến thế nào vẫn quy về hai loại thủy tinh và nhựa.

Ưu điểm của bình nhựa là bền, khó vỡ và dễ sử dụng. Nhưng chúng lại dễ bị biến chất trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó nhiều loại bình nhựa polycarbonate có BPA, một chất gây hại cho sức khỏe nghiêm trọng. Ngược lại, bình thủy tinh đảm bảo an toàn về chất liệu nhưng lại nặng, dễ vỡ nên phải thay nhiều lần khá tốn kém.

Như vậy, việc chọn bình nhựa hay thủy tinh là tùy thuộc vào việc bạn cân nhắc mức độ thiệt hơn của chất liệu.

Nếu bạn lựa chọn bình sữa nhựa nên lưu ý:

banner ads

17196-binh-sua-4.jpg

Chọn bình nhựa polypropylene sẽ an toàn hơn cho bé.

Chọn bình nhựa polypropylene sẽ an toàn hơn cho bé. Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên chọn những sản phẩm có uy tín trên thị trường.

Chọn mua loại bình được kiểm nghiệm không có BPA - “BPA free”. Hiện nay loại này đã rất phổ biến nên bạn có thể mua ở bất cứ điểm bán nào.

Không nên chọn những bình nhựa trong suốt. Khi lựa bình hãy chú ý đến tem hàng xem có dòng chữ “mã số tái chế: 7” hoặc “PC” hay không. Nếu có, những bình nhựa này có khả năng được sản xuất từ nhựa polycarbonate có chứa BPA. Những loại bình có màu đục thường được sản xuất từ nhựa polyethylene hoặc polypropylene sẽ có dòng chữ “mã số tái chế: 2” hoặc “mã số tái chế: 5”

Tuy nhiên, vì sản phẩm thật giả trên thị trường được làm rất tinh vi nên ngay cả với những sản phẩm được chú thích “BPA free” vẫn có khả năng chứa BPA. Để hạn chế bớt nguy hại, bạn nên cho sữa vào bình ngay trước khi bú và nên bỏ ngay phần sữa thừa.

Tuyệt đối không hâm sữa bằng bình nhựa vì nhiệt độ cao có thể sinh ra chất độc.

Không để bình sữa nhựa vào lò vi sóng hoặc máy rửa chén vì BPA và các chất hóa học khác sẽ được phát tán khi bị hâm nóng.

Khi thấy bình sữa biến dạng, mòn, sờn hoặc sử dụng quá 6 tháng nên thay thế bình sữa khác.

Lưu ý, chọn mua bình sữa cho bé phù hợp với từng giai đoạn:

+ Với trẻ sơ sinh: chọn loại 110ml để bắt đầu cho bé bú.

+ Với bé từ 4 tháng trở lên: chọn loại 225ml hoặc 255ml.

Bạn có thể mua thêm dụng cụ vệ sinh bình, nắp đậy, túi sữa để hỗ trợ việc vệ sinh và bảo quản bình sữa.

Nếu bạn chọn bình thủy tinh nên lưu ý:

17194-binh-sua-2.jpg

Với bình thủy tinh, bạn có thể an tâm hơn khi dùng cho con vì chất liệu của nó đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Nhìn chung, với bình thủy tinh, bạn có thể an tâm hơn khi dùng cho con vì chất liệu của nó đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Với loại bình này, độ dẫn truyền nhiện cũng tốt lại rất dễ cọ rửa. Tuy nhiên, vì bình thủy tinh thường nặng hơn so với lực cầm của tay bé nên có khả năng rơi vỡ và gây tai nạn. Do đó, khi dùng loại bình này, bạn không bao giờ để bé tự cầm bú ngay cả khi tay bé đã có thể cầm nắm đồ vật chắc chắn.

Kích cỡ của bình sữa thủy tinh phù hợp với từng độ tuổi:

+ Bé dưới 3 tháng tuổi: 50 - 120ml

+ Bé dưới 1 tuổi: 120 - 180ml

+ Bé từ 1 tuổi trở lên: 180 - 250ml

Chọn núm vú sao cho phù hợp?

17195-binh-sua-3.jpg

Đi cùng bình sữa, bao giờ cũng phải có núm vú.

Đi cùng bình sữa, bao giờ cũng phải có núm vú. Để đảm bảo an toàn và thích hợp với lực bú của bé, bạn nên chọn loại núm silicon. Tuy giá thành có cao hơn nhưng bù lại núm này rất bền, không có mùi hôi và không độc hại cho cơ thể. Núm này rất thích hợp khi bé bắt đầu mọc răng.

Về hình dáng núm: bạn sẽ không biết con mình thích hợp với loại nào, vì thế bạn nên chọn mỗi loại một cái để biết bé thích hợp với loại hình thù nào. Đừng nghĩ việc này phí phạm vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng bú nhiều hay bú ít của bé.

Nếu thấy núm có dấu hiệu chảy nhiều giọt liên tiếp trong một giây khi bạn dốc ngược xuống nên thay núm khác để tránh làm trẻ bị sặc. Ngược lại nếu cũng với cách này, núm không chảy, bạn hãy dùng kim sạch đục lỗ vì núm đã bị lỗi.

Ngoài ra, việc chọn mua loại cổ bình rộng hay hẹp còn tùy thuộc sở thích của bạn. Với bình miệng rộng bạn sẽ dễ vệ sinh và pha sữa nhưng với bình cổ hẹp bé sẽ dễ cầm nắm hơn.

Với những phân tích cơ bản trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được một lựa chọn đúng đắn đem lại lợi ích sức khỏe cho bé với những chiếc bình bú.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI