12 băn khoăn chung nhất của các mẹ về việc cho bé bú bình

Khi chuyển sang giai đoạn cho bé bú bình, các mẹ đều có chung một số băn khoăn. Những băn khoăn này đều rất cần thiết để mẹ có thể an tâm bắt tay vào việc chăm sóc các con yêu của mình. Cùng yeutre.vn giải tỏa nhé!

banner ads

Nguy hiểm khôn lường nếu mẹ cho bé vừa ngủ vừa bú bình

1. Chọn bình thủy tinh hay nhựa?

14957-cho-be-bu-binh2.jpg

Theo các chuyên gia, sự lựa chọn được khuyến cáo hơn vẫn là bình thủy tinh.

Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm của mình. Bạn nên biết rõ mình muốn hướng về điều gì để có sự lựa chọn tốt nhất. Bình sữa nhựa tiện lợi cho bạn trong việc bảo quản và sử dụng vì nhẹ và không dễ vỡ. Ngược lại, chúng không có độ bền cao như bình thủy tinh và có thể gây độc vì một số loại có chứa BPA. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sự lựa chọn được khuyến cáo hơn vẫn là bình thủy tinh.

2. Chọn núm vú giả thế nào thì tốt?

Kích thước và hình dáng của núm vú giả sẽ quyết định đến tốc độ sữa chảy nhanh hay chậm. Có thể bé của bạn sẽ phải qua nhiều lần thử trước khi “gật đầu” đồng ý dùng loại núm nào cho mình. Bạn không nên tiếc tiền mua những loại núm rẻ, cứng và không đảm bảo an toàn vì nó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng bú cũng như sức khỏe của trẻ. Khi núm đã rách do bé nhai cắn trong quá trình sử dụng hoặc ngả vàng nên thay ngay cho trẻ.

3. Khử trùng bình sữa như thế nào sẽ sạch?

14960-cho-be-bu-binh7.jpg

Sau khi mua bình sữa về, bạn cần cho bình vào nồi nước sôi và luộc trần khoảng 5 phút để khử trùng.

Sau khi mua bình sữa về, bạn cần cho bình vào nồi nước sôi và luộc trần khoảng 5 phút để khử trùng. Khi đã trần xong, bạn vớt ra và dùng nước tẩy rửa phù hợp để rửa bình bằng nước lạnh một lần nữa. Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên rửa sạch bình ngay bằng dụng cụ rửa chuyên dụng để tránh tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi. Tuyệt đối không nên rửa bình bằng máy rửa bát vì bình sẽ không được làm sạch từ những khe nhỏ đồng thời có thể làm giảm tuổi thọ của bình bú bởi những va chạm hoặc nhiệt độ.

4. Pha chế sữa

Nếu bé bú sữa mẹ, bạn nên cho sữa vào bình và tuyệt đối không pha thêm bất kỳ loại nước trái cây hoặc sữa công thức nào. Nếu dùng sữa công thức, bạn nên tuân thủ đúng công thức ghi trên nhãn đối với từng loại sữa. Việc pha thêm nước hoặc cho thêm bột sữa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

5. Thử nhiệt độ bình sữa

14959-cho-be-bu-binh6.jpg

Nên làm mát sữa trước khi cho bé bú.

Sữa công thức tốt nhất nên được pha với nước ấm. Bạn có thể thử độ ấm của sữa bằng cách nhỏ vào giọt lên mu bàn tay trước khi cho bé bú để tránh bé bị bỏng. Nếu là sữa mẹ, bạn nên cho sữa vào bình và hâm nóng kiểu cách thủy. Sau đó, để nguội và cho bé uống. Làm theo cách này, dinh dưỡng trong sữa sẽ không bị tiêu hao.

6. Cách chọn sữa công thức

Hầu hết, các mẹ đều lựa chọn loại sữa công thức có tác dụng tăng cường trí thông minh. Tuy nhiên, đừng quá chăm chăm vào tính năng này của sữa công thức mà quên mất rằng điều cốt yếu giúp trẻ phát triển toàn diện từ nguồn sữa ngoài những dưỡng chất quý giá ra còn tùy thuộc rất nhiều và khả năng hấp thu của trẻ. Tốt nhất, bạn nên mua hộp sữa nhỏ và cho bé uống dần. Khi thấy hợp bạn có thể cho uống tiếp tục. Nếu không thấy bé phát triển tốt hơn, bạn nên thay. Sữa nội hay sữa ngoại không phải là yếu tố tiên quyết để bạn lựa chọn.

7. Tư thế cho bé bú

Không nên để bé tự cầm bình bú vì trẻ có thể bị sặc rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên bồng cho bé bú ở tư thế nằm ngửa, tay nâng đầu bé sao cho cao hơn thân. Dùng tay còn lại cầm bình cho bé bú. Khi thấy bé có dấu hiệu sặc, ngưng cho bú và ôm bé vào người sao cho đầu bé gác lên vai bạn. Dùng tay khum lại, vỗ nhẹ từng cái dưới phần ngang vai để trẻ ợ hơi.

8. Làm thế nào để biết bé đã bú no?

14958-cho-be-bu-binh3.jpg

Khi đã thấy bé đã no, không nên tiếp tục cho bú thêm vì bé có thể nôn hết ra ngoài.

Khi đã no, bé sẽ tự động nhả núm vú và đẩy bình ra ngoài. Để biết bé có muốn tiếp tục bú hay không, bạn nên đợi một lúc trước khi bé đổi ý. Tuy nhiên, khi đã thấy bé đã no, không nên tiếp tục cho bú thêm vì bé có thể nôn hết ra ngoài.

9. Cho trẻ ợ hơi

Như hướng dẫn trên, để bé ợ hơi, mẹ nên ôm bé vào người sao cho đầu bé gác lên vai bạn, dùng tay khum lại và vỗ nhẹ từng cái dưới phần ngang vai. Trong lúc ợ hơi có thể chút sữa sẽ bị nhiễu ra ngoài, vì thế bạn nên chuẩn bị trước một chiếc khăn xô để vệ sinh.

10. Trị chứng nôn trớ cho trẻ

Tình trạng nôn trớ là điều rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng cách cho trẻ ợ hơi như trên để trị cho trẻ. Tốt nhất, nên chia nhỏ cữ sữa cho bé, mỗi lần cho bú xong bạn thực hiện động tác vỗ lưng nhiều lần. Khi các bé đã lớn hơn, triệu chứng này có thể sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số ít trẻ gặp rắc rối với hệ tiêu hóa và tình trạng nôn trớ vì thế ngày một nặng hơn. Với trường hợp này, bạn nên cho trẻ đi khám và điều trị.

11. Khi nào nên đổi sữa?

14956-cho-be-bu-binh-1.jpg

Nếu bé bỏ bú, có dấu hiệu dị ứng, nôn, tiêu chảy, da khô hoặc nổi mẩn đỏ mẹ nên nghĩ ngay đến việc đổi sữa cho bé.

Nếu bé bỏ bú, có dấu hiệu dị ứng, nôn, tiêu chảy, da khô hoặc nổi mẩn đỏ mẹ nên nghĩ ngay đến việc đổi sữa cho bé. Nếu muốn biết loại sữa nào phù hợp với con mình, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.

12. Thời gian bảo quản sữa

Phần sữa dư sau khi trẻ đã bú, bạn đừng tiếc mà giữ lại. Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, phần sữa này cũng sẽ mau chóng sinh ra vi khuẩn không có lợi cho trẻ. Để tiết kiệm hơn, bạn nên canh lượng sữa bé bú mỗi lần là bao nhiêu và chỉ pha ở mức đó cho mỗi lần bú. Khi thấy trẻ có nhu cầu nhiều hơn, bạn cho bé bú thêm cũng không muộn. Theo các khuyến cáo dinh dưỡng, sữa đa pha có thể được dùng lại sau tối đa 2 tiếng với điều kiện được bảo quản trong nhiệt độ lạnh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI