Mách mẹ 21 cách kiểm soát tiếng khóc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi bé cất tiếng khóc nghĩa là bé đang đói, khát hoặc cũng có thể bé thấy khó chịu trong người. Nếu làm mẹ lần đầu chắc hẳn rất khó để bạn "giải mã" được tiếng khóc của bé và lúng túng không biết làm cách nào để dỗ bé nín khóc.

banner ads

Theo đó, ngoài việc tìm cách xoa dịu bé, bạn cần phải biết cách kiểm soát tiếng khóc của bé. Dưới đây là những mách nước cho bạn:

Đối với bé từ 0 - 3 tháng tuổi

1. Không để bụng bé đói

39272-be-khoc-4.jpg

Mỗi bé đều có những cách riêng để thiết lập âm thanh tiếng khóc đặc trưng cho các nhu cầu của mình

banner ads

Mỗi một bé đều có những cách riêng để thiết lập âm thanh tiếng khóc đặc trưng cho các nhu cầu của mình. Và linh tính một người mẹ bạn sẽ mách cho bạn biết cách nhận diện và hiểu được nó. Thông thường tiếng khóc do đói của các bé sơ sinh đều có chung âm thanh “wah wah” và có kèm theo tiếng ho. Thỉnh thoảng các bé sẽ không kèm theo tiếng ho mà chỉ khóc.

2. Cho bé ăn nhiều hơn

Trung bình, cứ cách 2-3 tiếng đồng hồ, bé sơ sinh sẽ được cho bú một lần. Tuy nhiên, có những bé sẽ muốn bú thêm sau chỉ 1 tiếng. Vì thế, đừng cứng nhắc tuân theo giờ giấc một cách rập khuôn mã hãy để bé được bú theo nhu cầu của mình. Bằng không, các bé sẽ đói và khóc thét lên đấy!

3. Kiểm tra quanh người bé

Có thể là bé đang quá nóng hoặc quá lạnh. Hay do một vật gì hoặc con gì đang nằm trong kẽ áo bé khiến bé ngứa, đau. Cũng có thể là chiếc áo của bé đã bị kẹt vào đâu đó và đang xiết bé quá chặt… Tất cả những nguyên nhân có thể làm cho bé khó chịu này nên được kiểm tra thật kỹ lưỡng. Một số bé sơ sinh khóc thét chỉ vì ngón tay bị sợi tóc của mẹ quấn chặt như một chiếc ga rô. Sơ suất này có thể khiến tay bé sưng đỏ hoặc thậm chí bầm tím.

4. Sử dụng bàn tay của bạn

Nếu thấy bé khóc dữ dội vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối, kèm theo hai chân co rút lên phía lồng ngực, đó có thể là do bé bị đau bụng. Lúc này, bạn hãy thử massage bụng của bé theo chiều kim đồng hồ đồng thời nhẹ nhàng vuốt ve hai chân cùng hai cánh tay của bé. Sau đó, hãy tìm xem trên lòng bàn tay và bàn chân bé có các vòng tròn nhỏ ẩn dưới da hay không.

5. Thử cho bé ợ hơi

Khi thấy bé có vẻ như đang cáu kỉnh, nhăn mặt, có thể bé đang bị đầy hơi và đó là nguyên nhân làm bé khó chịu đến vậy. Tư thế yoga “cọp trên cây” có thể là giải pháp giúp xoa dịu bé trong lúc này. Hãy đặt bé nằm dọc theo chiều dài của cẳng tay bạn, sao cho đầu bé nằm gần với khuỷu tay của bạn, sau đó để hai chân bé thả lủng lẳng xuống dưới hai cánh tay.

6. Nắn xương đầu cho bé

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi dỗ bé sơ sinh, hãy thử dùng phương pháp nắn xương đầu. Trong lúc lọt lòng, áp lực lên đầu bé khi qua ngã âm đạo có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Do đó chỉ cần một thao tác nắn lại xương đầu một cách nhẹ nhàng có thể giúp bé dịu đi và ngủ ngon hơn. Tất nhiên để làm được điều này cần phải có những chuyên viên có tay nghề.

Đối với trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi

7. Giải mã tiếng khóc của bé

39270-be-khoc-2.jpg

Nếu bé của bạn bị đụng đầu vào đâu đó, bé sẽ đau dữ dội và cơn đau cũng mau chóng biến mất sau đó

Khóc do đau hay khó chịu đều có những cách nhận biệt khác nhau. Nếu em bé của bạn bị đụng đầu vào đâu đó, bé sẽ đau dữ dội và cơn đau cũng mau chóng biến mất sau đó. Thế nhưng, nếu bé bị đau bụng, cơn đau sẽ âm ỉ theo từng cơn và dai dẳng. Tiếng khóc của bé cũng vì thế mà ngày càng to dần theo tiến triển của cơn đau. Thông thường, bé sẽ phát ra một tiếng kêu lớn, sau đó khóc dữ dội nếu chỗ đau thực sự đã gây tổn thương đến cơ thể. Nhưng nếu là cơn đau bụng, bé sẽ rên la và lăn lộn cùng với những cơn đau.

8. Cho bé lăn trên bóng thể dục

Để giúp bé qua được cơn đau, bạn có thể bế bé trên tay, một tay đặt vào cổ bé để nâng cằm khỏi lồng ngực và tay còn lại đong đưa nhịp nhàng. Cách khác, có thể đặt bé nằm trên một quả bóng thể dục và đưa qua đưa lại để bé dịu đi. Những tác động có tính chất nhịp nhàng, lên xuống đều đặn sẽ đem lại hiệu quả rất lớn đối với trẻ.

9. Tắm cho bé

Tiếng vòi sen có thể xem là một tiếng ồn trắng nhịp nhàng giúp làm dịu bé trong những lúc khó chịu. Ngoài ra, khi được áp da mình và da mẹ, được mẹ vuốt ve trong lúc tắm cũng là một cách rất hiệu quả để bé cảm nhận được sự che chở từ nơi bạn.

10. Hãy cho bé bắt chước

Bạn có thể thử thu âm tiếng khóc của bé và mở lại cho bé nghe. Bằng cách này bé sẽ cảm nhận được sự khó chịu trong tiếng khóc của mình để biết cách điều chỉnh âm lượng và tần suất tiếng khóc. Đừng nghĩ việc này sẽ vô ích với các bé dưới 1 tuổi nhé!

11. Treo vải trắng trên xe đẩy của bé

Treo một tấm vải trắng trên chiếc xe đẩy của bé cũng là cách hay để giúp bé bình tĩnh trở lại. Những dải vải tung bay trong gió sẽ có tác dụng làm dịu thần kinh bé tức thời. Một số bà mẹ kinh nghiệm còn bế bé lên vai, dựa người vào bức tường trắng để có được hiệu quả tương tự.

12. Để mặc bé khóc trong vài phút

39273-be-khoc-5.jpg

Khi bé khóc vào giấc ngủ đêm không phải vì bé có một nhu cầu nào đó mà đó là một dấu hiệu cảnh báo

Các bà mẹ Pháp thường dùng cách này để con họ tự nín khóc. Theo đó, vào ban đêm, bé sẽ được để một mình trong phòng khoảng ít phút và tự giải quyết với những vấn đề của mình. Theo Megan Faure tác giả của cuốn The Babysense Secret, khi bé khóc vào giấc ngủ đêm không phải vì bé có một nhu cầu nào đó mà đó là một dấu hiệu cảnh báo. Nếu lo lắng, bố mẹ có thể ở bên ngoài và theo dõi bé. Theo thời gian, các bà mẹ tăng dần thời gian chờ đợi cho đến khi bé có thể tự ngủ một mình. Cách này có thể áp dụng cho các be từ 4 đến 6 tháng.

13. Chơi trò ú òa

Từ 8 - 10 tháng, trẻ thường tỏ ra rất lo lắng và sợ hãi khi bạn rời khỏi phòng. Bé cần thấy bạn ở ngay bên và nhìn mặt bạn vào mọi lúc. Để giúp bé làm quen dần với những thay đổi mới, bạn có thể chơi trò ú òa với bé hoặc úp đầu bé sau mặt bạn.

Đối với trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

14. Tìm những bài hát bé yêu thích

Khi bé yêu thích một bài hát nào đó, bé có thể được dỗ dành nếu bạn cho bé nghe lại bài hát ấy. Bạn có thể hát cùng bé để xoa dịu những khó chịu bé đang trải qua.

15. Xua tan những cơn ác mộng

Nếu bé của bạn thường khóc thét trong đêm, nhưng vẫn còn nằm trên giường và nhắm mắt ngủ, có thể bé đã mơ thấy ác mộng. Tiếng khóc có thể rất thảm thiết nhưng bé sẽ không nhớ đến nó khi tỉnh lại. Hiện tượng này có thể liên quan đến một kích thích trạng thái nào đó trong ngày hoặc do mệt mỏi mà ra.

16. Giữ bản thân được bình tĩnh

Khi bé căng thẳng mà bạn la mắng, bé sẽ càng khóc lớn tiếng hơn thế. Do đó, hãy trở thành một người mẹ tâm lý, giúp bé xoa dịu trước hết hơn là bực dọc.

17. Cất giữ đồ chơi

Hãy cất giữ một vài món đồ chơi của bé ở đâu đó như cất giữ kho báu. Để khi bé khóc, bạn có thể lấy chúng ra và làm một bất ngờ lớn cho bé. Đó là cách nhiều bà mẹ vẫn hay áp dụng khi bất lực nhất với tiếng khóc của con.

18. Hiểu cảm xúc của bé

Vào khoảng 18 tháng, bé mới biết đi sẽ thường xuyên khóc vì thất vọng, chẳng hạn như bé không thể nói được những gì nảy ra trong đầu mình, hiểu được tất cả nhưng không thể giải thích thành lời những gì mình muốn. Chính vì vậy, bạn cần giúp bé thoát khỏi nó. Chẳng hạn bạn hỏi bé “Mẹ hiểu con thích mua món đồ chơi đó” và “Con có thể có một món đồ chơi như vậy khi cả nhà cùng về”.

19. Tiếng khóc the thé khi bé bệnh

Có sự khác biệt rõ ràng trong tiếng khóc của bé mỗi khi bị bệnh. Tiếng khóc ấy the thé như tiếng la hét, kèm theo tiếng thở và khò khè. Nếu bé sốt, hơi thở của bé sẽ gấp gáp hơn. Nếu lo lắng, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.

20. Kiểm tra sức khỏe bé

Nếu bé không khỏe, bé cũng sẽ có những dấu hiệu tỏ ra bên ngoài. Hãy kiểm tra xem bé có bị tiêu chảy không hoặc đã bao lâu bé chưa đi ngoài. Nếu bé lừ đừ, mệt mỏi, người mềm nhũng hoặc có phát ban trên cơ thể của mình, hãy đưa bé đến thẳng bệnh viện.

21. Sờ trán để kiểm tra thân nhiệt

39271-be-khoc-3.jpg

Khi thấy kết quả trên 38 độ C hãy cho bé đến ngay bệnh viện.

Dùng bàn tay đặt lên trán của bé, và so sánh với khi bạn chạm tay lên trán mình để xem bé có thực sự sốt hay không. Nếu bạn nghi ngờ, hãy dùng nhiệt kế đo chính xác. Khi thấy kết quả trên 38 độ C hãy cho bé đến ngay bệnh viện.

Yeutre.vn

Nguồn: MB

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI