Khi nào cần cảnh giác với tiếng khóc của con?

Tiếng khóc được xem là ngôn ngữ đầu tiên của mọi đứa trẻ khi chúng chưa thể phát âm. Chính vì thế, mọi thông báo của trẻ đều thông qua tiếng khóc để biểu thị. Vậy khi đã lên chức bố, mẹ, bạn đã kịp tìm hiểu về các thông điệp liên quan đến tiếng khóc của con hay chưa?

banner ads

Tiếng khóc của mỗi đứa trẻ có thể từ 3 nguyên nhân: sinh lý, tâm lý và bệnh lý. Để có thể hiểu con khóc vì điều gì, cha mẹ có thể dựa vào độ cao thấp, khỏe yếu của tiếng khóc, biểu hiện của khuôn mặt và mức độ khua chân múa tay… của bé để có được sự phán đoán chính xác ý nghĩa tiếng khóc của con là gì.

Dựa vào tiếng khóc có thể biết được các nhu cầu sinh lý, tâm lý và bệnh lý của trẻ.

Tiếng khóc phản ánh nhu cầu sinh lý, tâm lý

Đối với những tiếng khóc biểu thị cho các nhu cầu về sinh lý và tâm lý như đòi bú, đòi ăn, khát nước, ướt tã, buồn ngủ,… ba mẹ chỉ cần đáp ứng đúng là bé sẽ nín ngay. Để nhận biết mỗi một nhu cầu khác nhau, mẹ có thể căn cứ trên các đặc điểm sau:

banner ads

Đói:

Tiếng khóc to vang, liên tục. Khóc một lúc, trẻ lại ngừng lại nhìn về phía ba mẹ quan sát. Khi chưa nhận được phản ứng gì, trẻ tiếp tục khóc to hơn kèm theo đó là các động tác mút tay, liếm mép, nhóp nhép miệng và nhỏ nước miếng.

Khát:

Trẻ khóc nhỏ hơn so với khi bụng đói. Nếu người lớn đưa bình bú cho trẻ, trẻ sẽ lập tức há miệng và với người theo hướng bình sữa nếu bạn di chuyển về hướng khác. Khi núm vú gần miệng, trẻ ngay lập tức ngậm bình và bú.

Gắt ngủ:

Ban Tiếng khóc có mức độ tăng dần đều cả về âm lượng và tần suất. Ban đầu, trẻ chỉ khóc hức hức vài tiếng rồi nín. Khi chờ đợi thêm, trẻ lại tiếp tục khóc lớn hơn và nhiều hơn. Đến khi quá buồn ngủ, trẻ khóc lớn tiếng và liên tục.

Làm nũng:

Âm lượng tiếng khóc thất thường, lúc thấp, lúc cao. Khóc nhưng không có nước mắt đi cùng, miệng mếu máo, tay chân khua máy lung tung, đôi mắt đảo nhìn xung quanh liên tục.

Hoảng sợ:

Đột ngột khóc ré lên, tiếng khóc to đi cùng tiếng nấc dài, toàn thân giãy giụa. Bạn có thể liên tưởng những âm thanh bất thường ngay trước lúc bé khóc để biết bé sợ điều gì.

Tã ướt cũng có thể khiến trẻ khóc.

Tã ướt do đi tè hoặc đi tiêu:

Trẻ có thể khóc to hoặc khóc nhỏ nhưng thường thấy trẻ lúng túng, đạp chân nhiều và mặt nhăn nhó tỏ vẻ khó chịu.

Thấy buồn, chán:

Khi bé không muốn ngồi một chỗ, chán đồ chơi, muốn ẵm bồng đi lại, bé có thể khóc hự hự đôi ba tiếng và có các dấu hiệu cụ thể như đưa tay đòi bế, duỗi chân chuồi xuống đất khi đang được bế cao, với các bé lớn hơn còn đưa tay chỉ trỏ... Những lúc này, có thể bé đã cảm thấy chán và muốn thay đổi tư thế hoặc chỗ ngồi, chỗ chơi.

Tiếng khóc biểu hiện những bệnh thông thường

Bị giun tấn công:

Giun kim thường quấy bé những lúc đã vào giấc đêm, chúng chui ra hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu phải khóc.

Viêm họng:

Trẻ bú ít, ăn uống cũng kém hơn thường ngày vì đau rát hoặc khó nuốt.

Mụn nhọt:

Trẻ luôn tay quờ quàng, vứt đồ vật, kéo áo quần, bứt rứt và khóc lớn.

Cảnh giác tiếng khóc cho biết các bệnh lý nghiêm trọng

Đôi khi, trẻ khóc là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời. Khi thấy một trong những bất thường sau, mẹ hãy đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế:

Viêm amidan cấp:

Trẻ khóc nghe khàn giọng, khóc liên tục. Khi vào giấc ngủ đêm, trẻ thường nôn ói, miệng có mùi hôi, ho, sốt. Nếu ăn vào ban ngày, trẻ có biểu hiện nuốt khó khăn.

Lồng ruột:

Trẻ đang vui chơi bình thường thì khóc thét lên. Tiếng khóc dữ dội từng cơn và càng lúc càng dồn dập hơn. Cùng với đó, trẻ còn nôn ói, bỏ bú. Nếu để lâu thêm, bụng trẻ sẽ căng trướng lên, xuất huyết mỗi khi đi tiêu, đi tiểu. Sau khi vật vã khóc thét quan từng cơn đau dữ dội trẻ bắt đầu mệt lả, da dẻ tái nhợt, sốt cao, hôn mê sâu và có dấu hiệu mất nước trầm trọng. Trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Viêm não, viêm màng não:

Tiếng khóc thét kéo dài. Trẻ có thể ngưng trong chốc lát nhưng lại khóc tiếp sau đó. Trẻ thường sốt cao đột ngột, nôn dữ dội, nếu sờ gáy trẻ sẽ thấy cứng. Với trẻ chưa đóng thóp đầu, có thể thấy thóp phồng căn lên. Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng tuổi, thường trẻ sẽ bỏ bú, khóc thét liên tục hoặc ngược lại ngủ li bì. Nếu để lâu hơn, trẻ biến chứng co giật rất nguy hiểm.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh:

Đầu tiên, trẻ khóc thét từng cơn. Sau đó rơi vào trạng thái ngủ li bì hoặc ngủ lịm, đi tiêu chảy, nôn dịch vàng hoặc tiêu ra máu, bụng căng chướng.

Viêm phổi:

Trẻ khóc liên tục, tiếng thở khò khè, sốt cao. Nếu quan sát sẽ thấy cánh mũi phập phồng. Trẻ bú kém, tiếng khóc yếu dần, thay vào đó là tiếng rên rỉ. Nếu xentiếng rên ngắt quãng có thể là viêm phổi và suy tim.

Viêm tai giữa:

Trẻ khóc kèm theo động thái vò đầu, bức tóc. Khi cha mẹ ép vành tai bé vào thấy bé càng khóc dữ dội hơn thì chứng tỏ bé bị việm tai.

Còi xương giai đoạn đầu:

Trẻ khóc về đêm là chủ yếu. Trẻ có thể đổ mồ hôi, sợ hãi giật mình trong đêm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI