Để loại bỏ thói quen xấu này của bé không hề khó, dưới đây yeutre.vn sẽ gợi ý một số mẹo nhỏ dành cho các mẹ .
I. MẸO TRỊ TẬT MÚT TAY Ở TRẺ
1. Làm cho đôi tay của bé luôn bận rộn
Cho bé chơi những trò chơi phải dùng tay nhiều
Trẻ mút tay thường do bé quá rảnh rỗi, không có gì để chơi hoặc không có ai để chơi cùng. Đây là cách để bé giải tỏa buồn chán cho mình. Vì thế mẹ nên tạo cho bé nhiều trò chơi vui nhộn, dành thời gian chơi cùng bé.
Đặc biệt khi nhận thấy trẻ đang chuẩn bị mút tay mẹ nên đánh lạc hướng bé bằng một trò chơi nào đó. Hãy chắc chắn rằng đôi tay của bé luôn bận rộn và luôn có người bên cạnh chơi đùa với bé. Khi cho bé đi ngủ, bạn nên đọc truyện cho bé nghe đồng thời khuyến khích bé dùng tay để giữ sách cùng bạn. Với những cách làm đơn giản này sẽ giúp đôi tay của bé không còn rảnh rỗi nữa.
2. Chê bai tật xấu của trẻ
Chê bai tật xấu của bé
Nếu trẻ có thói quen mút tay, bạn hãy cho bé đứng trước gương khi bé đang mút tay. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng bé “Nhìn con mút tay trông xấu xí quá”. Bên cạnh đó kèm theo những lời chê bai về tật xấu này của trẻ chẳng hạn như: “Eo ôi nước dãi trông ghê quá”… Trẻ thường thích những gì đẹp đẽ nên khi bị chê bai là xấu xí bé sẽ dần bỏ thói quen xấu này thôi.
3. “Dọa” bé
Dọa bé
Đây là cách phổ biến mà đa phần các mẹ thường áp dụng. Với trẻ nhỏ mẹ có thể dọa bé khi con mút tay con sẽ bị các bạn chê cười, chê xấu. Còn với những bé lớn hơn một chút mẹ có thể dùng hình ảnh vi khuẩn ghê rợn để minh họa cho bé thấy. Đồng thời giải thích cho bé hiểu nếu con mút tay vi khuẩn sẽ theo tay đi vào cơ thể gây bệnh đau bụng, đau răng,… cho con.
4. Khuyến khích bé chơi với các anh chị lớn tuổi
Khuyến khích trẻ chơi với anh chị lớn tuổi
Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian để chơi cùng bé, nên khuyến khích bé chơi với những anh chị lớn tuổi không có tật mút tay. Chính những người bạn này sẽ giúp bạn nhắc nhở bé không nên mút tay. Nếu được nhắc nhở thường xuyên bé sẽ bỏ thói quen mút tay này.
5. Đeo bao tay cho bé
Với những em bé dưới 1 tuổi cách tốt nhất để loại bỏ thói quen mút tay là bạn nên đeo bao tay cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi trẻ đi ngủ. Bên cạnh đó có thể bôi dầu cù là hoặc nước rau đắng nào đó vào tay bé.
6. Cho bé ôm gấu bông khi ngủ
Cho bé ôm gối khi đi ngủ
Với những em bé lớn mẹ nên dùng gối để chèn lên tay hoặc cho bé ôm gấu bông khi đi ngủ để tay bé không còn rảnh rỗi mà mút trong vô thức nữa.
7. Khen thưởng bé
Khen thưởng nếu bé có thay đổi tốt
Khi bé có dấu hiệu dần thay đổi thói quen mút tay, bạn nên dành cho bé những lời khen xứng đáng. Bên cạnh đó, có thể tặng bé món quà tinh thần nhỏ để động viên, khích lệ bé cố gắng hơn nữa để từ bỏ thói quen mút tay này.
8. Cho bé ngậm núm vú giả
Cho bé ngậm ti giả
Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để bé không còn cắn và mút tay nữa. Nhưng lưu ý nên thường xuyên vệ sinh núm vú giả sạch sẽ, sát khuẩn để tránh vi khuẩn gây bệnh cho bé. Đồng thời không nên cho bé ngậm thường xuyên tránh thành thói quen.
II. MẸO TRỊ TẬT CẮN MÓNG TAY CỦA TRẺ
1. Dạy bé cách bảo vệ móng tay
Hãy cho trẻ biết rằng không nên cắn móng tay vì tay có nhiều vi khuẩn, nếu cắn vi khuẩn sẽ đi vào bên trong gây bệnh. Chưa kể, cắn móng tay là rất xấu sẽ bị các bạn chê cười, vừa mất vệ sinh. Theo đó, nên yêu cầu con giữ gìn và bảo vệ móng tay được sạch sẽ và đẹp đẽ.
Dạy bé cách vệ sinh và bảo vệ tay
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dạy bé cách chăm sóc móng, bằng cách dạy bé cách phục hồi lại móng tay mà bé cắn nhiều nhất. Để trẻ theo dõi và quan sát quá trình phục hồi móng sau khi bị cắn. Từ đó giúp bé hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ móng tay.
2. Bổ sung thêm canxi cho trẻ
Trẻ cắn móng tay có thể do thiếu canxi
Trẻ cắn móng tay nhiều cũng có thể là do thiếu canxi vì thế bạn nên bổ sung thêm canxi cho bé bằng cách thêm vào thực đơn của trẻ những thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, các loại hạt, hải sản…
3. Khuyến khích bé tham gia các trò chơi hoạt động bằng tay
Khuyến khích bé chơi trò chơi lắp ráp
Khi đôi tay của bé quá rảnh rỗi, hoặc bé buồn chán không có gì để làm trẻ sẽ cắn móng tay. Để loại bỏ thói quen xấu này mẹ nên khuyến khích bé tham gia các trò chơi hoạt động bằng tay liên tục như: chơi thú bông, chơi đua ô tô, chơi cờ vua, đấu kiếm, lắp ráp…. Những trò chơi này vừa giúp bé quên đi việc cắn móng tay vừa giúp bé thư giãn hiệu quả.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: