3 hiểm họa dễ xảy ra với đôi bàn tay trẻ và cách xử lý

Kẹt tay vào quạt máy, khe cửa, bỏng nước sôi... là những tai nạn trẻ nhỏ thường hay gặp. Vậy khi con lỡ rơi vào những tình huống xấu như trên, ba mẹ nên xử lý thế nào?

banner ads

Trẻ nhỏ luôn khám phá thế giới bằng đôi tay thông qua hành động sờ, mó, chạm tay vào mọi vật quanh mình, đó cũng là lý do dễ hiểu vì sao tai nạn thường xảy ra ở đôi tay của trẻ. Bởi vậy, nếu người lớn không giám sát trẻ kỹ càng thì những chuyện đau lòng xảy ra với trẻ là điều không thể tránh khỏi.

Do vậy, việc ba mẹ phải trang bị cho mình những kiến thức sơ cấp cứu là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số tai nạn điển hình có thể xảy ra với đôi bàn tay trẻ và những cách sơ cấp cứu kịp thời ba mẹ nên biết.

Sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay

Ba mẹ nên nhớ, cho dù tình trạng của con có tồi tệ đến đâu thì việc giữ bình tĩnh cho cả con và ba mẹ là rất cần thiết. Nếu cả 2 cùng rơi vào trạng thái hoảng loạn thì việc sơ cứu vết thương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Théo đó, khi trẻ bị dập ngón tay sẽ có ba trường hợp ba mẹ cần chú ý khi sơ cứu:

Dập ngón tay gây chảy máu:Xử trí tình huống này ba mẹ nên dùng vải sạch hoặc băng gạc để băng bó vết thương sau đó đưa trẻ đến trạm y tế để kiểm tra tình trạng thương tổn và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không thoa, hay rắc bất kỳ loại thuốc nào lên vết thương của trẻ nhé, vì có thể khiến tình trạng của trẻ tồi tệ thêm.

Dập ngón tay nhưng không gây chảy máu: Khi gặp trường hợp này bạn nên lập tức chườm lạnh cho con để giúp đôi bàn tay bé giảm sưng, đỡ đau hơn, sau đó sắp xếp đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra xem bé có bị gãy xương không nhé!

1533-dsc07749rkvd.jpg

Trẻ bị dập ngón tay gây chảy máu ba mẹ cần dùng băng gạc sạch băng bó vết thương và nhanh chóng chuyển trẻ đến trạm y tế.

Dập bị lìa ngón tay:Với ca này, bạn cần phải hết sức bình tĩnh để xử lý. Việc đầu tiên bạn cần làm là cầm máu ngay cho con bằng băng gạc hoặc vải sạch. Sau đó, nhanh chóng nhặt phần tay đã đứt lìa cho vào túi ni lông ướp lạnh (nhớ nhé, tuyệt đối không ngâm trực tiếp phần tay đã đứt lìa vào nước đá như thế sẽ khiến phần tay đứt lìa hoại tử hoặc trương lên) và nhanh chóng đưa con cùng phần tay đã đứt lìa đến bệnh viện để bác sĩ phẫu thuật nối lại.

Sơ cứu khi con bị điện giật

Khi con chẳng may bị điện giật, điều đầu tiên ba mẹ cần làm là cúp cầu dao ngay lập tức sau đó tiến hành sơ cấp cứu ngay cho trẻ. Khi trẻ bị điện giật sẽ xảy ra hai trường hợp:

Trẻ bất tỉnh hoặc ngưng tim, ngưng thở:Trong trường hợp này ba mẹ cần nhanh chóng kiểm tra mạch đập, nhịp thở của con đồng thời nhanh chóng tiến hành cấp cứu thổi ngạt - ấn tim lồng ngực trẻ. Bởi ngoài vết thương do bỏng điện, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi khiến tim ngừng thở. Cách thức tiến hành cấp cứu thổi ngạt - ấn tim trẻ nên thực hiện tuần tự như sau:

+ Đặt trẻ lên nền cứng, nới lỏng quần áo trẻ ra sau đó vỗ mạnh vào vùng ngực trẻ từ 3 - 5 cái rồi tiến hành hô hấp nhân tạo.

+ Hà hơi thổi ngạt: Ba mẹ đứng hoặc quỳ bên trái ngang đầu trẻ. Tay trái đặt sau gáy trẻ rồi nhẹ nhàng nâng cổ trẻ lên và banh miệng trẻ ra. Tay còn lại đặt lên trán và ngửa đầu trẻ ra, dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi trẻ lại.

+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, sau đó cúi đầu áp sát miệng mình vào miệng trẻ rồi dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng trẻ tới khi ngực trẻ nhô lên. Thực hiện tuần tự như trên khoảng 5 lần liên tục, cứ 1 lần hà hơi lại ép tim 5 lần. Lưu ý: với trẻ còn quá nhỏ, tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi trẻ.

Trẻ còn tỉnh táo:Không nên trách mắng trẻ mà cần trấn an để trẻ vượt qua nỗi sợ hãi trên.

Bỏng tay

Ngón tay bé bị sẹo bỏng trước và sau khi được phẫu thuật.

Nguyên tắc sơ cứu cơ bản nhất khi bị bỏng là nhanh chóng rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch từ 5 – 10 phút nhằm làm hạ nhiệt độ của vết bỏng. Nếu con bỏng nhẹ, mẹ có thể thoa Silvirin hoặc Biafine 10% cho con. Với trường hợp nặng, mẹ nên dùng gạc thấm nước đặt lên vết bỏng rồi nhanh chóng chuyển bé đến bệnh viện. Tuyệt đối không áp dụng những phương pháp dân gian như dùng kem đánh răng, dầu nhớt, mắm để thoa lên vết bỏng nhé. Vì như thế sẽ khiến tình trạng của bé thêm tồi tệ.

Yeutre.vn (Sưu tầm)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI