Trong thời gian mang thai, có hai loại bệnh mẹ bầu cần phòng đó là cúm và uốn ván
Trong thời gian mang thai, có hai loại bệnh bà bầu cần phòng đó là tiềm phòng uốn ván và cúm. Theo quy định chuẩn quốc gia ở nước ta về tiêm phòng cho thai phụ, các mũi tiêm uốn ván và cúm được thực hiện như sau:
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra. Bệnh phát triển trong mô hoại tử của những vết thương bẩn và trong dây rốn nếu ca sinh nở không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Vắc-xin phòng uốn ván được bào chế từ độc tố uốn ván đã bị mất hoạt lực. Thai phụ và mọi trẻ em đều cần được tiêm biến độc tố uốn ván vào tuần thứ 6, 10 và 14 sau sinh.
Nếu thai phụ chưa từng được tiêm phòng uốn ván, phải tiêm đủ 2 mũi. Mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và phải hoàn thành trước sinh ít nhất 15 ngày. Thông thường tại các điểm tiêm phòng địa phương, thai phụ sẽ được tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ vào tháng thứ 4 hoặc tháng 5 cho mũi 1 và mũi thứ hai được tiêm sau đó 1 tháng.
Nếu bà bầu tiêm phòng uốn ván đã đủ 2 mũi hoặc chỉ tiêm 1 mũi trước đây, cần phải tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Nếu lúc nhỏ thai phụ đã được tiêm chủng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì trong thai kỳ, cần phải tiêm thêm 1 mũi vào tháng 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đây và lần tiêm cuối đã hơn 1 năm, cần phải tiêm nhắc thêm 1 mũi.
Nếu thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván trước đây, không cần phải tiêm bổ sung vì khả năng bảo vệ của các mũi tiêm đã trên 95%. Tuy nhiên nếu mũi thứ 5 đã hơn 10 năm, tốt nhất nên tiêm nhắc lại thêm 1 mũi.
Tóm lại, dù đã tiêm phòng uốn ván 4-5 mũi trước đây thì khi có thai đã quá 1 năm so với lần tiêm cuối cùng vẫn cần phải tiêm nhắc lại.
Tiêm phòng cúm khi mang thai
Khi mắc cúm, bà bầu sẽ rất mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Nếu tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ rơi vào mùa cúm (khoảng từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau) thì trong lịch tiêm phòng cho bà bầu sẽ cần bổ sung mũi tiêm phòng cúm. Bởi khi mắc cúm, bà bầu sẽ rất mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
Lưu ý khi tiêm phòng khi mang thai
Không phải bà bầu nào cũng hưởng ứng việc tiêm phòng trong thai kỳ vì sợ các vắc-xin được bào chế từ vi sinh vật sống chỉ giảm độc lực sẽ có thể trở thành nguy cơ đối với thai nhi. Mặt khác một số thai phụ phản ứng nhạy với một vài loại vắc-xin dẫn đến sốt cao và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Mong rằng với lịch tiêm phòng cho bà bầu trên đây, bạn đã hiểu rõ mình cần tiêm những gì và tiêm phòng lúc nào trong thời gian mang thai. Chúc bạn và bé luôn khỏe để chờ đón những điều kỳ diệu trong thời gian tới.
Yeutre.vn (Tổng hợp)