Cho bé bú khi mọc răng như thế nào để mẹ bớt lo bị "thương tích"

Cho bé bú khi mọc răng có lẽ là việc mà một số mẹ khá lo lắng. Điều này không hẳn vì mẹ lo sợ sẽ vô tình bị thương tích một lúc nào đó. Mà, mẹ thường lo vì khi mọc răng, bé có thể bị đau miệng, khó chịu dẫn đến quấy khóc và đòi bú nhiều hơn. Vậy trong trường hợp bé mọc răng thì mẹ có cần phải thay đổi cách cho bú hay không. Và mẹ nên làm những gì để giúp bản thân (nếu mẹ bị đau) và con thấy dễ chịu hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Bé mọc răng
Cho bé bú khi mọc răng là việc hầu như phụ nữ cho con bú mẹ nào cũng trải qua. Ảnh: Pregnancy to Parenting 

1. Dấu hiệu nào cho thấy bé sắp mọc răng

Một số em bé có các triệu chứng báo hiệu răng sắp mọc trước khi bạn nhận thấy dấu vết của một chiếc răng thực sự. Thông thường, bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi được 4 – 7 tháng tuổi. Thậm chí có bé mọc răng khi mới được 3 tháng.

Những biểu hiện sau nếu không đi kèm với bất cứ một căn bệnh hay triệu chứng bất thường nào khác, có thể là dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng. Chúng bao gồm:

  • Bé quấy khóc
  • Bé bị chảy nước miếng
  • Bé gặm tay hoặc đồ chơi
  • Bé bị sốt nhẹ

Khi bạn nhận thấy những triệu chứng này, có thể là dấu hiệu bé mọc răng , nên bạn hãy thử kiểm tra lợi của bé. Nếu lợi của con bị đỏ hoặc sưng thì việc một chiếc răng sắp nhú lên là khá chắc chắn.

Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng một số bé không tỏ ra một chút khó chịu nào khi mọc răng. Điều này cũng là hoàn toàn bình thường và bạn không có gì phải lo lắng cả. Thực tế thì đây là điều khá may mắn cho cả bạn và bé. 

Bé cắn tay
Cắn tay hoặc đồ chơi có thể là dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng. Ảnh: The Tot 

2. Cho bé bú khi mọc răng có khiến mẹ bị đau không

Một số mẹ lo lắng rằng cho bé bú khi mọc răng sẽ rất đau. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bé có thêm những chiếc răng cứng không có nghĩa là chúng sẽ làm bạn đau. Thông thường khi bú, một em bé chủ yếu dùng lực của lưỡi để nút sữa. Sự thật là bé sẽ không thể bú nếu ngậm răng vào đầu ngực của bạn. Bạn chỉ bị đau khi bé vô tình ngủ quên và ngậm hai hàm lại.

Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bé sẽ không bao giờ cắn bạn. Thỉnh thoảng bé vẫn có thể muốn thử cắn vào đầu ti của bạn. Và điều này chắc chắn sẽ khiến bạn có những khoảnh khắc “nhói đau” theo đúng nghĩa đen đấy. Nhưng đừng vì vậy mà bạn có ý nghĩ cai sữa cho bé nhé. Vì đây là thời điểm mà bé rât cần bầu ngực mẹ. Khi lợi của bé đang bị đau, thì hai bầu ngực chính là nguồn an ủi vỗ về hiệu quả nhất với con. 

Cho bé bú
Cho bé bú khi mọc răng đôi khi cũng khiến bạn bị đau khi bé cắn. Ảnh: Cheerfully Simple 

3. Mẹ nên cho bé bú khi mọc răng như thế nào

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp mẹ cho bé bú khi mọc răng một cách an toàn và thoải mái:

  • Bạn hãy làm dịu lợi của bé trước khi bạn cho bé bú. Để làm giảm “nguy cơ” bé có thể cắn đầu vú, bạn có thể cho con cắn, nhai một vật sạch trước cữ bú khoảng vài phút. Vật đó có thể là vòng cắn dành cho bé đang mọc răng hay khăn gạc sạch ướt – đã được đặt vào tủ lạnh vài phút. Việc dùng ngón tay sạch để chà xát nhẹ nhàng vùng lợi bị đau của bé cũng làm cho con thấy dễ chịu hơn. Một chiếc khăn gạc sạch bọc nước đá để bé gặm cũng sẽ rất hiệu quả. Hoặc nếu bé đã bắt đầu ăn dặm , bạn có thể cho bé một chút sữa chua lạnh, nước táo lạnh hay chuối để đông.
  • Bạn có thể giúp bé giảm đau. Bé bị đau khi mọc răng là tình trạng bình thường và hầu hết không cần đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tất cả các biện pháp giúp làm dịu bé đều không hiệu quả, và cơn đau đặc biệt khiến bé khó chịu. Lúc này, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc cho bé dùng thuốc giảm đau với loại và liều lượng phù hợp. 
Vòng cắn dành cho bé đang mọc răng
Vòng cắn dành cho bé đang mọc răng sẽ rất có ích đối với mẹ. Ảnh: Mom.com 
  • Bạn hãy kiểm tra khớp ngậm của bé. Khi bé bú đúng “kĩ thuật”, nghĩa là đúng khớp ngậm – với miệng mở rộng và đầu ngực của bạn nằm hẳn trong miệng bé – thì bé không thể cắn bạn. Nếu bé buồn ngủ khi đang bú và đầu ti bị trượt khỏi miệng, bé có thể cắn theo phản xạ.
  • Bạn hãy chú ý các dấu hiệu chứng tỏ bé đã no bụng. Hoạt động cắn của bé thường chỉ xảy ra khi con đã no và không còn muốn hứng thú bú mẹ nữa. Vì vậy, bạn nên để ý đến dấu hiệu bé đã no (như ngừng nút sữa và nuốt, ngủ) và tách bé khỏi bầu ngực trước khi con có cơ hội cắn bạn.
  • Bạn hãy tập trung vào việc cho bé bú. Một số em bé cắn mẹ để thu hút sự chú ý. Vì có thể cô ấy vừa cho con bú vừa xem ti vi hay điện thoại,…Vì vậy, bạn nên tập trung vào bé khi cho con bú. Bạn cũng nên giảm bớt các yếu tố gây phân tâm như ánh đèn quá sáng, tiếng ti vi, tiếng nhạc và cho bé bú ở một căn phòng yên tĩnh. 
Em bé nhìn mẹ
Đôi khi bé cắn mẹ để thu hút sự chú ý. Ảnh Internet 

4. Những điều mẹ cần tránh về việc cho bé bú khi mọc răng

Để làm dịu lợi bé trước cữ bú, mẹ không nên sử dụng các sản phẩm thuốc bôi giảm đau tại chỗ, các loại tinh dầu hay thuốc thảo dược để bôi trực tiếp lên vị trí bị đau của bé. Việc này có thể gây nguy hiểm cho bé vì khả năng ngộ độc cũng như dị ứng.

Như đã nói ở trên, dù là thuốc giảm đau có thể dùng cho độ tuổi của bé theo nhãn dán của nhà sản xuất, nhưng bạn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng cho bé.

Một số mẹ khi bị cắn sẽ bị bất ngờ và theo phản xạ, đột ngột kéo bé ra khỏi ngực. Việc này sẽ làm bé bị giật mình và cũng theo phản xạ, có thể cắn bạn lần hai. Vậy để giải quyết tình huống này, thay vì kéo bé ra, bạn hãy ôm bé lại sát ngực mình hơn. Lúc này, bé sẽ tự nhả vú để thở thoải mái hơn.

Trong trường hợp bé cắn bạn khi vẫn còn thức, bạn hãy cù nhẹ vào cằm bé, hành động này sẽ khiến bé giải phóng ngực bạn một cách dễ dàng. 

Mẹ ôm bé bú
Ôm bé lại sát ngực mình hơn là mẹo hay để bé thôi cắn bạn khi con đang bú. Ảnh Internet 

Cho bé bú khi mọc răng có lẽ là việc mà bất cứ phụ nữ cho con bú mẹ nào cũng đã trải qua. Dù có khả năng bị bé “tấn công” bất ngờ nhưng bạn có thể hạn chế tình trạng này xảy ra. Bạn hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ trên đây để những ngày khó chịu của bé không trở thành nỗi lo lắng của bạn nhé.

Theo Baby Gooroo & Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI