Khám phá 10 điều khiến trẻ nhỏ cười thích thú

Có khi nào bạn thấy trẻ sơ sinh tỏ ra khoái chí vì một món đồ nào đó hoặc một vài trò đùa của bạn hay không? Sự thật là bé có những sở thích của riêng mình và chúng không cần đợi đến khi trẻ lớn mới có thể bộc lộ ra ngoài.

banner ads

Hãy cùng xem trẻ sơ sinh thích thú với trò chơi và món đồ nào khác ngoài những gì bạn vẫn được biết hoặc nghe nói đến không nhé?

1. Trò chơi trốn tìm

24387-tre-thich-1.jpg

Không đứa trẻ nào không cười phá lên và tỏ ra thích chí mỗi khi được chơi trò "ú òa".

Không đứa trẻ nào không cười phá lên và tỏ ra thích chí mỗi khi được chơi trò "ú òa". Đó thực sự là một điều kinh ngạc dành cho bé ngay cả khi bạn lặp lại trò này rất nhiều lần sau đó. Sự ngạc nhiên này có thể là một bài học về nhận thức cho trẻ khi bé bắt đầu đến giai đoạn 8-9 tháng. Lúc này bé bắt đầu hiểu rằng khi một người trốn đi sẽ có một người đi tìm, đồng thời bé cũng luôn tin rằng bạn đang ở đâu đó để sẵn sàng cho bé những điều ngạc nhiên thích thú.

banner ads

Khi trẻ 10 tháng, bé sẽ chủ động trở thành người cho bạn sự ngạc nhiên từ trò trốn tìm này.

2. Tiếng hét

Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi tiếng trẻ con suốt ngày la hét nhất là khi bạn đang lu bu với rất nhiều công việc dang dở. Thế nhưng, đừng vội trách mắng trẻ vì điều này. Đôi khi đó là cách để trẻ khám phá âm thanh được phát ra từ miệng mình. Nói cách khác, đó là cách học phát âm của một số trẻ nhỏ. Bạn hãy coi đó như thứ ngôn ngữ “phái sinh” sau tiếng khóc để trẻ học cách giao tiếp. Mặt khác, một số trẻ la hét chỉ để gây sự chú ý từng người khác nhất là với bố mẹ mình. Vì thế, bạn cần quan tâm bé nhiều hơn để hiểu điều bé muốn và cần là gì.

3. Gương soi

24388-tre-thich-2.jpg

Một tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính mình trở nên điều lý thú nhất đối với trẻ nhỏ.

Một tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính mình trở nên điều lý thú nhất đối với trẻ nhỏ. Tất nhiên, trẻ không đủ khả năng nhận thức mình chính là hình ảnh trong gương khi chỉ vừa mới làm quen với vật này. Phải mất thêm một thời gian để trẻ có thể học cách nhận thức về sự vật, về những bộ phận trên cơ thể mình qua gương để sẵn sàng bước thêm một bước tiến mới trong hành trình phát triển tri giác.

4. Đồ vật phát ra ánh sáng

Thứ ánh sáng lập lòe, lóng lánh phát ra từ những chiếc hoa tai, dây chuyền, lắc tay của bạn sẽ có sức hấp dẫn ghê gớm với trẻ nhỏ nhất là khi trẻ đã bước sang tháng thứ 4. Ngoài trang sức, chiếc điện thoại, đèn pin... tựu chung là các món đồ phát sáng đều khiến trẻ cảm thấy thích thú vô cùng.

Bé có thể với lấy chúng, cầm nắm và thậm chí cho vào miệng để khám phá xem đó là gì. Đây thực sự là một bí ẩn đầy sức hút đối với trẻ.

5. Các thiết bị công nghệ

24389-tre-thich-4.jpg

Bé có thể có những cảm xúc thế này khi nhìn thấy sự thay đổi trên màn hình máy tính bảng.

Những phím chỉnh âm lượng, chuyển kênh, tắt mở… của chiếc điều khiển ti vi hay của chiếc máy tỉnh bảng, chiếc điện thoại cảm ứng... luôn gây cho trẻ một sự tò mò không thể cưỡng. Chúng thích thú phát hiện thêm những điều mới lạ mỗi khi cầm nắm và nghịch phá với món đồ này. Nếu bạn càng cấm đoán bé chơi đùa với chiếc điều khiển này, bé sẽ càng tò mò muốn biết nó thực sự là gì. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng những vật dụng tiện ích này vì chúng không tốt cho sự phát triển tư duy của trẻ.

6. Trẻ rất thích cù

Khi cù lét vào lòng bàn chân, hông hoặc dưới cánh tay trẻ, bạn sẽ thấy bé cười ngặt nghẽo. Dường như sau lần đầu tiên trải nghiệm, bé vẫn còn đủ sức để tiếp tục khoan khoái với trò chơi kỳ lạ này. Mặc dầu vậy, đừng nên cù lét những lúc trẻ đang ngậm thức ăn trong miệng đấy nhé!

7. Con vật bốn chân

Động vật luôn chuyển động và thoắt ẩn thoắt hiện. Chúng dường như trở thành một tác nhân rất lớn kích thích sự tò mò, khám phá ở trẻ. Trẻ không cần biết chúng có nguy hại gì với mình. Với trẻ chúng hoàn toàn an toàn và thú vị hơn vô số món đồ chơi mẹ mua cho. Tất nhiên, chỉ đến khi trẻ bị chúng vuốt vờn.

8. Khuôn mặt của bố mẹ

24390-tre-thich-5.jpg

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã luôn nhìn chăm chăm vào gương mặt bạn.

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã luôn nhìn chăm chăm vào gương mặt bạn. Theo một số giả thuyết của các nhà khoa học, trong tiềm thức, trẻ sơ sinh luôn muốn được nhìn ngắm gương mặt của mình và việc chúng nhìn chăm chăm vào người khác là cách để bộc lộ điều đó. Trên thực tế, mắt trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn trong phạm vị từ 20-25cm do thị lực vẫn chưa hoàn thiện đủ.

Phải đến khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, bé mới bắt đầu nhận ra khuôn mặt mẹ với tóc, cằm, khuôn mặt và hình dáng đầu. Khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ bắt đầu muốn biết về các bộ phận khác trên gương mặt mẹ như miệng, mũi, mắt.

Chính vì vậy, nhiều trẻ bật cười khi thấy bố mẹ nhíu mày, chu môi, lúng liếng đôi mắt khi trêu đùa cùng bé.

9. Những chi tiết nhỏ

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao bé nhà mình lại tìm được những vật nhỏ xíu trên sàn nhà trong khi đó bạn lại không hề thấy? Hoặc bé có thể phát hiện vết bùn, một con ốc bé xíu trong xe đồ chơi? Tất cả là bởi trong nhận thức của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng chỉ tồn tại hai màu đen và trắng. Những hình ảnh càng tạo được sự tương phản về màu sắc càng gây được sự chú ý của trẻ nhỏ.

10. Tiếng động mạnh

24386-tre-thich-6.jpg

Bé đang cảm thấy phấn khích với khả năng điều khiển đôi tay và cả những âm thành được tạo ra.

Âm thanh leng keng, choang choảng… của những đồ vật va đập vào nhau có thể khiến trẻ cười phá lên và sẵn sàng lặp lại điều đó nhiều lần hơn. Bé đang cảm thấy phấn khích với khả năng điều khiển đôi tay và cả những âm thành được tạo ra. Vì thế, mẹ đừng vội ngăn cản quá trình học tập này của bé nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI