Thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và những hệ lụy khôn lường

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm phát triển cơ thể và để lại những hệ lụy khôn lường.

banner ads

46863-tre-bieng-an-do-nhung-sai-lam-cua-me-21.jpg

Thiếu kẽm có thể dẫn tới biếng ăn

1. Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là vi chất quan trọng nhưng lại thường xuyên bị mẹ bỏ quên. Theo các bác sĩ, nhu cầu kẽm của trẻ/ngày rất ít, chỉ từ 6 - 19mg nhưng không phải lúc nào mẹ cũng bổ sung đầy đủ kẽm cho trẻ.

Kẽm có vai trò trong việc tham gia vào hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, trong đó, kẽm chuyển hóa guxit, protein, axit béo; kẽm cũng tham gia vào quá trình tổng hợp gen, sao chế nhân tế bào ADN, phân chia tế bào; tăng cường hệ miễn dịch, chống bệnh tật.

banner ads

Nói chung, kẽm giống như "một người chiến binh" bảo vệ cơ thể trẻ khỏi virus, vi khuẩn, nó sẽ tạo hàng rào để chống lại "kẻ địch" bên ngoài xâm nhập vào cơ thể giúp trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, vai trò của kẽm quan trọng là thế nhưng nó vẫn bị bỏ quên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng thiếu kẽm nhiều nhất.

2. Những hệ lụy khôn lường khi trẻ thiếu kẽm

- Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển vì thiếu kẽm. Dấu hiệu thường thấy trẻ sẽ biếng ăn do vị giác thay đổi bất thường, hệ miễn dịch yếu và khó chống lại các vi khuẩn, virus tấn công. Vì vậy, trẻ thường xuyên ốm, ăn ít và chậm phát triển, dẫn tới suy dinh dưỡng.

- Trẻ có thể bị tiêu chảy kéo dài, bị rụng tóc và các vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng.

- Tinh thần trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi thiếu kẽ. Trẻ dễ nổi cáu do quá trình vận chuyển canxi vào não chậm khiến trẻ khó chịu, mất ổn định thần kinh.

- Trẻ có thể nôn ói, mệt mỏi, chán ăn.

- Trẻ dễ dàng mắc các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi dễ bị nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa vì thiếu kẽm.

3. Cách bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ

46862-thuc-pham-giau-chat-kem.jpg

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên, vì vậy mẹ chỉ cần cho trẻ ăn đầy đủ, đa dạng thực phẩm có thể phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ.

Trong đó:

- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần bổ sung 3mg kẽm mỗi ngày.

- Trẻ 5 tháng - 12 tháng bổ sung 5 - 8mg/ngày.

- Trẻ 1 tuổi bổ sung 10 - 15 mg/ngày.

- Trẻ từ 1 - 10 tuổi cần 10 - 15mg/ngày.

Nguồn kẽm tốt nhất cho trẻ:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất. Do đó, người mẹ cần duy trì ăn uống điều độ, đa dạng thực phẩm để bổ sung kẽm cho con.

- Đối với trẻ ăn dặm, mẹ cần cho trẻ làm quen với các thực phẩm giàu kẽm như: ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt vừng, thịt, tôm sò, nghêu, hạt bí, trái cây, rau củ, socola đen, nấm, các loại hạt.

- Mẹ bổ sung thêm vitamin C cho trẻ để trẻ dễ hấp thu kẽm vào cơ thể. Vitamin C có nhieuf trong cam, chanh, quýt, bưởi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI