Mẹo hay giúp bạn phân biệt thịt bò và thịt trâu, thịt lợn già

Để tránh tình trạng mua thịt bò nhầm phải thịt trâu hoặc thịt lợn già, người nội trợ cần nắm rõ một số mẹo để dễ phân biệt dưới đây:

banner ads

1. Phân biệt thịt bò và thịt trâu

Dựa vào màu sắc

19507-thit-bo-6.jpg

Thịt bò hồng sáng và có mỡ màu vàng.

19506-thit-bo-4.jpg

Thịt trâu có màu sẫm đen

Thật ra sẽ dễ dàng phát hiện sự khác biệt về màu sắc của hai loại thịt này nếu đặt cạnh nhau. Thịt trâu có màu sẫm và đen hơn so với màu hồng hoặc đỏ và sáng của thịt bò. Mỡ trâu thường có màu trắng trong khi đó mỡ của thịt bò lại thường có màu vàng.

Dựa vào thớ thịt

Khi quan sát, bạn sẽ thấy thịt trâu có sợi cơ to, thớ to và ngắn trong khi đó thớ thịt bò thường nhỏ và dài. Bạn có thể quan sát những miếng thịt đã cắt nếu thấy lát cắt ngang mịn thì đó là thịt bò, bằng không đó chính là thịt trâu.

19504-thit-bo-2.jpg

Bắp bò luôn có mỡ vàng

Ngoài ra, bạn có thể quan sát phần bắp của miếng thịt. Nếu thấy bắp có những mảng mỡ màu vàng thì đó là thịt bò. Ngược lại, nếu không thấy mỡ hoặc nếu có chỉ là những miếng mỡ màu trắng thì đó là thịt trâu.

Dựa vào mùi và sự biến đổi của miếng thịt trong lúc chế biến thức ăn

Khi đem chế biến, bạn sẽ thấy thịt trâu thường không có mùi, cơ thịt săn lại và có vị ngọt đậm hơn so với thịt bò. Trong khi đó, thịt bò khi đem xào nấu lại thường nở ra và có mùi đặc trưng. Chính vì vậy mà trong dân gian vẫn lưu truyền câu "trâu co, bò nở" để giúp mọi người phân biệt giữa hai loại thịt này.

2. Phân biệt thịt bò và thịt lợn già

Ngoài việc trộn thịt trâu với thịt bò ra, hiện nay người ta còn trộn cả thịt heo già để “hô biến” thành thịt bò vì khi già thịt lợn cũng có màu đỏ hơn.

Dựa trên màu sắc

19509-thit-bo-8.jpg

Dù có đỏ đến thế nào thì khi so với thịt bò, thịt lợn già vẫn không thể sánh bằng.

Dù có đỏ đến thế nào thì khi so với thịt bò, thịt lợn già vẫn không thể sánh bằng. Thịt lợn già có màu hồng hơn so với thịt lợn thường nhưng vẫn nhạt màu hơn so với thịt bò thật.

Bên cạnh đó, một số người cố tình thấm màu vào thịt lợn già để biến thành thịt bò nên khi phát hiện thịt dính tay có màu đỏ bất thường bạn nên đặt câu hỏi. Thường phẩm màu họ dùng là “hoa hiên” trộn cùng chất phụ gia maltol. Chất này được phép sử dụng trong thực phẩm để tạo màu. Tuy nhiên, bạn cũng nên dùng khi chưa biết rõ nguồn gốc và tác hại của chúng.

Dựa vào độ mềm của miếng thịt

19505-thit-bo-3.jpg

Thịt bò sớ mềm mịn và khi ấn vào luôn dính tay.

Khi dùng tay ấn vào miếng thịt, nếu là thịt lợn già bạn sẽ thấy miếng thịt có độ mềm nhất định nhưng không thể mềm mịn như khi bạn ấn vào miếng thịt bò. Mặt khác khi ấn vào miếng thịt bò, bạn luôn có cảm giác dính tay nhưng ở thịt lợn già thì không.

Dựa vào mùi

Thịt bò luôn có mùi hăng rất đặc trưng. Trong khi đó, thịt lợn lại có mùi hơi tanh. Do đó, nếu khi ngửi có mùi lạ, bạn nên kết hợp cách ấn tay để kiểm tra một lần nữa. Tốt nhất là tránh mua thịt vào buổi chiều vì lúc này các phần thịt đều mất tươi, chuyển màu tái nhợt, và chuyển mùi lẫn lộn rất khó phân biệt.

Khi nhầm lẫn giữa thịt trâu và thịt bò người nội trợ chỉ ngại mất tiền không đáng vì phải trả giá thịt trâu bằng thịt bò. Thêm vào đó, phần thịt trâu bao giờ cũng dai hơn so với thịt bò khiến món ăn họ chế biến không phù hợp.

Thật ra, thịt trâu vẫn rất tốt cho sức khỏe khi nó có thể chữa được chứng phong thấp sưng tê; đau lưng; phù nề... Trong khi đó, thịt bò lại cung cấp hàm lượng lớn protein, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh gân cốt, rất tốt cho người đau yếu, người mới ốm dậy và người suy dinh dưỡng, thiếu máu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI