1. Tại sao trẻ sốt về đêm?
Trẻ sốt về đêm có thể do virus tấn công
- Có thể do trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, họng, viêm phế quản, viêm VA.
- Thời tiết thay đổi, vi khuẩn sinh sôi, cơ thể trẻ chưa kịp phản ứng với thời tiết nên dễ bị sốt.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân gây sốt ở trẻ do cơ thể trẻ không kịp thích ứng và bị virus tấn công.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng, thông thường sẽ trẻ sẽ ít sốt hoặc không sốt cao vì có đề kháng của mẹ truyền cho. Tuy nhiên, khi bước sang thời kỳ ăn dặm, trẻ nhận ít kháng thể của mẹ, nên dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sốt.
2. Trẻ sốt về đêm phải làm gì?
Nếu trẻ sốt về đêm nhưng không có dấu hiệu sốt cao, co giật hay bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm phế quản) thì các mẹ có thể tự xử lý được khi trẻ sốt về đêm. Còn trong trường hợp trẻ bội nhiễm, sốt siêu vi cần phải đưa ngay tới trạm y tế gần nhất để thăm khám.
Đối với trường hợp sốt về đêm thông thường, các mẹ lưu ý:
- Thực hiện các bước giúp trẻ hạ thân nhiệt nhanh như dùng khăn ấm lau vùng bẹn, hai nách, 2 gan bàn tay, gan bàn chân, mặc quần áo thoáng mát. Cho trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát.
- Sử dụng một số bài thuốc hạ sốt như đắp lá diếp cá, ăn cháo nóng tía tô.
- Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng để dễ nuốt. Vì khi sốt, trẻ biếng ăn, cơ thể yếu nên cần phải cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để cơ thể nhanh phục hồi. Một số mẹ quan niệm, trẻ ốm ăn uống khó tiêu nên cho ăn ít là hoàn toàn sai lầm. Trẻ càng ốm, cha mẹ càng phải bồi bổ nhiều. Tuy nhiên, lượng thức ăn nên chia thành nhiều lần trong ngày, ăn nhiều bữa để con dễ tiêu.
- Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt liều thấp để giảm thân nhiệt.
- Với trẻ dưới 6 tháng nên cho con bú mẹ liên tục, trẻ từ 6 tháng trở lên cần cho uống nhiều nước hơn bình thường để bù nước cho cơ thể và nhanh hạ nhiệt.
Trong trường hợp trẻ sốt cao, uống thuốc hạ sốt 2 ngày không đỡ, trẻ sốt về đêm nhiều cần đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Yeutre.vn (Tổng hợp)