Đây là một triệu chứng không đáng ngại, nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu cần cẩn thận vì chúng báo hiệu nguy hiểm sức khỏe thai kỳ.
Nguyên nhân gây đau chân khi mang thai
Có hai nguyên nhân chính được coi là thường xuyên gây ra chứng đau chân trong thai kỳ là sự thay đổi cân nặng cũng như hormone của mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể bị đau chân trong thai kỳ do hormone thay đổi.
Khi thai nhi lớn dần lên và khiến tử cung đè nặng lên các dây thần kinh ở hông cũng gây ra các cơn đau ở mặt sau chân. Ngoài việc bị đau chân, mẹ bầu có thể còn bị chuột rút nữa.
Những tín hiệu nguy hiểm khi mẹ bầu bị đau chân
Nếu mẹ bầu bị chuột rút vào cuối thai kỳ thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng. Khi mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ lấy dưỡng chất từ nguồn dự trữ trong cơ thể mẹ khiến cho lượng dinh dưỡng trong máu mẹ tụt xuống thấp hơn ngưỡng cho phép và khiến các cơ co rút. Lúc này mẹ bầu nên tăng cường bổ sung magie, muối, canxi… để đảm bảo sức khỏe.
Trong một số trường hợp đau chân ở mẹ bầu có thể là dấu hiệu của chứng bệnh nguy hiểm.
Trong đa số các trường hợp, đau chân khi mang thai chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu nhưng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy vậy, trong một số trường hợp, đau chân có thể dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch hoặc là bị u xơ tử cung.
Huyết khối tĩnh mạch sau là tình trạng máu đóng cục trong tĩnh mạch bên sâu trong cơ thể, đặc biệt là ở phần chân. Lúc này, nếu máu đông bị vỡ và di chuyển đến phổi thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu. Những chuyến đi dài bằng máy bay hay ô tô có thể làm đông máu. Thường các cơn đau dẫn đến nguy cơ này chỉ tập trong ở một chân, khu vực phía sau đầu gối hay bắp chân và đi kèm cùng với các vết sưng tấy đỏ.
Với chứng u xơ tử cung thì tùy thuộc vào kích thước của khối u mà có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Các u xơ này có thể chèn vào vùng chậu gây đau, kích thích tiểu hoặc bí tiểu và có thể làm đau trực tràng khi đi vệ sinh. U xơ tử cung dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như sinh non, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo hoặc chuyển dạ lâu hơn bình thường.
Cách điều trị
Nếu các triệu chứng đau chân ở mẹ bầu là do huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra thì mẹ nên uống thuốc chống đông máu. Nếu quá nặng thì mẹ nên nhập viện để điều trị.
Với triệu chứng đau chân do sưng phù bình thường massage là cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Còn trong trường hợp bị u xơ tử cung thì việc theo dõi nghiêm ngặt để phòng ngừa sẩy thai và sinh non là cần thiết. Lúc này, nếu nguy cơ quá lớn thì mẹ cũng cần nhập viện để điều trị.
Cuối cùng, nếu đau chân không phải là dấu hiệu nguy hiểm mà chủ yếu là do các căng thẳng thần kinh thì mẹ nên giảm bớt áp lực lên chân đau, không nên mang vác nặng, ngồi lâu… Việc chườm túi đá lạnh, massage hay vận động nhẹ nhàng cũng rất tốt cho triệu chứng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)