Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng nên biết

Hầu hết các mẹ đều nghe hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ hiện tượng này. Bài viết sẽ giúp các mẹ giải đáp một số thắc mắc về vàng da ở trẻ sơ sinh nhé.

banner ads

1. Vàng da là gì?

vang da sau sinh
Hầu hết các bé thường bị vàng da trong những ngày đầu sau sinh

Đây là hiện tượng da có màu vàng hơn bình thường và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ vàng da do một chất hóa học là bilirubin bị tích lũy lại trong máu của trẻ nên khi sinh ra mẹ sẽ thấy trẻ có màu da vàng bất thường. Ngoài màu vàng, trẻ sơ sinh có màu đen, trắng cũng có thể gọi là hiện tượng vàng da.

2. Vì sao trẻ sơ sinh thường hay bị vàng da

Trong máu trẻ sơ sinh luôn có bilirubin nên hầu hết bé đều bị vàng da trong vài ngày đầu sau sinh. Vì bé cần có thời gian để đào thải chất bilirubin ra khỏi cơ thể. Chất bilirubin sẽ được đào thải qua gan của bé.

3. Vàng dau ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự khỏi và đây gọi là vàng da sinh lý. Trong trường hợp vàng da do bilirubin bất thường, lên cao có thể gây tổn thương não và cần được kiểm tra kỹ lưỡng, điều trị để ngăn ngừa mức bilirubin cao.

4. Trẻ bú sữa mẹ giúp đào thải chất bilirubin nhanh hơn?

tre bu me
Bú mẹ giúp vàng da sinh lý hết nhanh hơn

Đúng vậy. Khi trẻ bị vàng da sinh lý mẹ cần phải tích cực cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp hoàn thiện niêm mạc ruột cùng các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có gan. Nhờ vậy gan sẽ hoạt động tốt hơn và việc đào thải bilirubin diễn ra nhanh chóng hơn. Khoảng 2 tuần hiện tượng vàng da ở bé sẽ biến mất.

5. Tắm nắng sẽ giúp giảm vàng da?

Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tắm nắng có hiệu quả giảm vàng da ở trẻ. Thậm chí tắm nắng sai cách có thể gây bệnh về da cho trẻ. Vì vậy, các mẹ nên cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

banner ads

6. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da nặng

Khi bị vàng da mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường trên da của trẻ để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

- Da của bé chuyển sang màu vàng đậm

- Bụng, cánh tay hoặc chân có màu vàng

- Tròng mắt có màu vàng

- Bé khó đánh thức khi bị vàng da, ngủ quá nhiều hoặc bú sữa mẹ không hấp thu tốt.

- Rất nhiều vết thâm tím hoặc chảy máu dưới da đầu do quá trình sinh nở, chuyển dạ.

7. Bé bị vàng da bệnh lý cần điều trị thế nào?

- Đầu tiên các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng bilirubin trong máu bé. Nếu chỉ số cao bác sĩ sẽ cho chiếu đèn để giảm mức bilirubin.

- Đối với trẻ nặng hơn có thể sẽ phải lọc máu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI