Giấc ngủ của trẻ em và tất tần tật thông tin dành cho cha mẹ

Giấc ngủ của trẻ em rất quan trọng, vì đó là khoảng thời gian để cơ thể và bộ não của bé được nghỉ ngơi. Nếu ngủ không đủ giấc, bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, cáu gắt, và đầu óc thiếu minh mẫn.

banner ads

1. Thời gian biểu về giấc ngủ của trẻ em từ 0 - 12 tuổi

bé ngủ
Thời gian ngủ hợp lý tùy thuộc vào độ tuổi trẻ - Ảnh Internet

Trẻ nhỏ có nhu cầu ngủ rất cao, nếu để ý, mẹ sẽ thấy cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là thời gian ngủ cần gấp 4 lần người lớn. Tùy theo sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, và đặc biệt theo từng độ tuổi, mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Trẻ càng lớn, thời gian ngủ càng giảm dần.

Trẻ sơ sinh 1- 4 tuần tuổi:  Trung bình bé sẽ ngủ từ 16 - 18 giờ mỗi ngày, cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ. Bé chỉ thức dậy khi bị ướt tã, khi đòi bú hay cảm thấy khó chịu và cần được vuốt ve.

Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi:  Bắt đầu từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường sẽ ngủ ít hơn một chút, thời gian ngủ sẽ giảm xuống còn 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, bù lại, mỗi giấc sẽ kéo dài lâu hơn từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng - 1 tuổi:  Bé dưới 1 tuổi ban ngày sẽ ngủ 2 giấc, tổng số giờ ngủ cả ngày và đêm cũng khoảng từ khoảng 14 –15 tiếng. Khi bé được 1 tuổi thì bắt đầu thích nghi tốt hơn, bé sẽ ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày. Vào buổi trưa, bé sẽ có một giấc ngủ ngắn - điều này chứng tỏ bé đã quen dần với chu kỳ và nhịp sinh học ngày đêm gần như người lớn chúng ta.

giấc ngủ của trẻ từ 1 -3 tuổi
Trẻ 1 - 3 tuổi thường ngủ vào khoảng 7 đến 9h tối - Ảnh Internet

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Hầu hết giấc ngủ của trẻ em ở độ tuổi này sẽ rút ngắn hơn từ 12 – 14 giờ mỗi ngày. Trẻ từ 21 – 36 tháng vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới 2 giờ. Buổi tối, trẻ thường ngủ sớm vào khoảng 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 5 – 7 giờ sáng.

banner ads

Trẻ từ 3 – 6 tuổi:  Tổng thời gian ngủ của bé ở độ tuổi này là 10 – 12 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này cũng giống ở độ tuổi 1 - 3 tuổi, nghĩa là, buổi tối trẻ cũng bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ và dậy khoảng từ 5 – 7 giờ sáng. Nhưng có một điều khác biệt, đó là từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ đều không thích ngủ trưa. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa là khá quan trọng, mẹ cần tập thói quen ngủ trưa ngắn, nhằm giúp bé tỉnh táo và vui vẻ cho những hoạt động tiếp theo của ngày.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi:  Ở độ tuổi này, giấc ngủ của trẻ em gần như giống người lớn, bé chỉ cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Trẻ bắt đầu có đa dạng những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường ngủ trễ hơn. Bé sẽ bắt đầu ngủ lúc 9 - 10 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Tuy nhiên, do bé phải dậy sớm để đến trường vào lúc 7 giờ sáng, nên ở giai đoạn này, trẻ thường hay ngủ nướng, tỏ vẻ bực bội, cáu gắt khi bị gọi dậy. Vì vậy, bố mẹ cần tập cho bé ngủ sớm hơn, để bé có thể được ngủ đủ giấc từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày.

bé ngủ nướng
Trẻ ngủ nướng vì không muốn dậy sớm đi học - Ảnh Internet

2. Tầm quan trọng về giấc ngủ của trẻ em mà mẹ cần phải biết

Giấc ngủ của chúng ta sẽ trải qua 2 chu kỳ khác nhau, đó là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh hay giai đoạn mơ – REM và giấc ngủ không mơ – non REM. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, giấc ngủ có 5 giai đoạn bao gồm: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trong giai đoạn ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Quy luật hoạt động của loại hoocmon tăng trưởng này là khi đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng sẽ bắt đầu sản sinh, sau 1 giờ lượng hormon sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ cho tới 1 giờ đêm. Do vậy, giấc ngủ của trẻ em là rất gian trọng, mà đặc biệt là phải tập cho trẻ ngủ đúng giờ .

các bé mẫu giáo ngủ trưa
Với trẻ ở độ tuổi mầm non thì giấc ngủ trưa rất quan trọng - Ảnh Internet

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sheffied ở Anh và đại học Bochum ở Đức đã chứng minh rằng các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi rưỡi, nếu có một giấc ngủ trưa ngắn sẽ có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những trẻ khác.

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng có ý nghĩa quan trọng, giúp trẻ tập trung hơn, vui vẻ và hòa đồng hơn. Mẹ nên lưu ý giấc ngủ của trẻ phải vừa đủ, nếu càng ít ngủ trưa thì khả năng tập trung càng kém.

chu kỳ giấc ngủ
Giấc ngủ có tác dụng tốt đến sự tăng trưởng của trẻ - Ảnh Internet

Giấc ngủ của trẻ em còn giúp duy trì cân bằng quá trình tiết của một số hormon, bao gồm cả hormon kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng cơn thèm ăn gây ra chứng béo phì ở trẻ . Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể trẻ ngày một khỏe mạnh hơn.Thế nên, mẹ cần tập bé tự ngủ riêng để rèn thói quen lành mạnh đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của mình. 

Ngủ là thời điểm não bộ nghỉ ngơi, phục hồi sau thời gian hoạt động. Do vậy, giấc ngủ của trẻ em càng sâu thì trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ càng tốt. Các nhà khoa học cũng đã kết luận rằng, 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ, bố mẹ cần tập thói quen ngủ tốt cho bé, để não bộ phát triển hoàn thiện.

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI