Rèn cho trẻ thói quen tự ngủ, chuyên gia nói gì?

Luyện cho trẻ tự ngủ là khái niệm được nhiều mẹ áp dụng với mục đích giúp con tự lập khi còn nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này có hại nhiều hơn lợi, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh về huyết áp, tiêu hóa, tim mạch thậm chí là ngưng thở.

banner ads

40221-anh-1.jpg

Rèn luyện trẻ tự ngủ hại nhiều hơn lợi

Có thể hiểu, luyện cho trẻ tự ngủ là để trẻ tự rơi vào giấc ngủ, không cần sự can thiệp của bố mẹ hoặc bố mẹ can thiệp rất ít. Trong đó, có hai cách cha mẹ thường áp dụng:

- Cách 1: Để trẻ tự ngủ một mình mà không can thiệp gì. Trước tiên, mẹ sẽ cho trẻ ăn no, chơi một lúc trước giờ đi ngủ, kiểm tra phòng ngủ, nhiệt độ cơ thể trẻ... khi nhận thấy mọi thứ đều bình thường, mẹ sẽ cho trẻ vào phòng riêng hoặc cũi, giường để tự ngủ. Lúc này, trẻ sẽ khóc nhưng cha mẹ hoàn toàn lờ đi tiếng khóc của trẻ. Với cách này, trẻ sẽ khóc tới khi mệt và tự ngủ.

- Cách 2: Cha mẹ ở bên vỗ về, nói chuyện cho tới khi trẻ thiếp vào giấc ngủ. Khi trẻ tỉnh giấc, khóc, cha mẹ lại đến bên dỗ dành cho trẻ ngủ. Các lần dỗ dành tiếp tục tăng lên trong những ngày đầu nhưng sẽ giảm dần cho tới khi trẻ quen ngủ một mình và ngủ thẳng qua đêm.

Rõ ràng việc luyện cho trẻ tự ngủ có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên một số chuyên gia lại khuyên không nên áp dụng cách này vì những tác hại sau:

1. Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng đột tử ở trẻ nhỏ và luyện trẻ tự ngủ cũng chính là nguyên nhân dẫn tới điều đó.

Bởi, theo các chuyên gia, việc tách một đứa nhỏ ra khỏi vòng tay bố mẹ ngay từ sớm như việc luyện trẻ tự ngủ là hành động ích kỷ. Cha mẹ khiến đứa trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, khóc hết nước mắt và có thể khiến con đột tử ngay trong phòng ngủ mà không hề hay biết. Cũng theo các chuyên gia, đứa trẻ nào rồi cũng sẽ tự ngủ khi lớn lên mà không cần ai “huấn luyện”. Vì vậy, mẹ không cần thiết phải rèn trẻ tự ngủ khi trẻ còn quá nhỏ.

2. Trẻ bị tổn thương não bộ

Sẽ thật ích kỷ và tàn nhẫn khi cha mẹ để trẻ tự ngủ một mình trong phòng, điều này sẽ khiến con bị tổn thương não bộ nghiêm trọng. Vì trẻ còn quá nhỏ, não bộ non nớt, và dễ bị tổn thương do trong những năm đầu đời nó vẫn chưa được hoàn thiện. Hành động để con lại một mình trong phòng khiến con bị ám ảnh, sợ hãi. Trẻ có thể không nói được “tại sao bố mẹ lại để con ở đây một mình, tại sao bố mẹ lại không cần mình nữa” nên chúng sẽ khóc, la hét, sợ hãi, cô độc.

3. Ảnh hưởng tới hành vi, cảm xúc

40222-anh-2.jpg

Trẻ cảm thấy sợ hãi, cô độc

Một đứa trẻ phải đối diện với những đêm khóc lóc, la hét, sợ hãi thì chắc chắn chúng sẽ thay đổi hành vi và cảm xúc thường ngày của mình. Có thể con bạn đang từ một đứa trẻ vui vẻ, thân thiện chúng sẽ trở nên trầm lặng, sợ hãi và bám mẹ nhiều hơn hoặc có những hành vi quá khích, đập phá, cứng đầu...

4. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Để đối phó với việc ngủ riêng, một số trẻ ngoài việc gào khóc, chúng còn bắt đầu ho. Các cơn ho liên tục để gây chú ý với cha mẹ. Khi mọi thứ vẫn yên tĩnh, chúng bắt đầu nôn trớ. Chính hành động này dẫn tới việc rối loạn tiêu hóa ở trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, đây là giai đoạn trẻ cần được phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất.

5. Gây căng thẳng thần kinh cả mẹ lẫn con

Theo các chuyên gia, việc luyện con tự ngủ là một hành động “thực sự vô nghĩa”. Vì nó không hề đạt được lợi ích như các mẹ mong muốn ở trẻ mà còn gây ra hội chứng căng thẳng thần kinh ở cả mẹ lẫn con.

Khi trẻ bắt đầu khóc vì sợ hãi (bản năng khi xa mẹ) thì theo đúng bản năng của mẹ, sẽ chạy vào ôm ấp, vỗ vễ để con ngủ. Nhưng, người mẹ lại chống lại bản năng này và lờ đi việc con khóc, cố nén bình tĩnh và kiên nhẫn trong lo lắng, sợ hãi. Điều này khiến cả mẹ và con đều căng thẳng thần kinh, không tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần của cả hai mẹ con.

6. Sữa mẹ ít đi vì bé ngủ riêng

Mẹ có bao giờ tự hỏi vì sao tự nhiên sữa mẹ ít đi không? Nguyên nhân chính là do mẹ để bé ngủ riêng và không bú đêm. Theo các chuyên gia,việc thức dậy vào đêm cho trẻ bú, thời gian đầu có thể gây căng thẳng cho mẹ. Nhưng về lâu về dài mẹ sẽ quen với việc đó và không còn cảm thấy mệt mỏi nữa. Tuy nhiên, hiện tại mẹ tách bé hoàn toàn với mẹ, các cữ bú đêm cũng bị cắt khiến sữa về ít hơn và dần mất.

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 2 năm đầu đời để con phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện. Việc cắt sữa đêm và mất sữa mẹ khiến con mất đi nguồn dinh dưỡng quý báu để phát triển và hoàn thiện cơ thể.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI