Đo độ mờ da gáy và cách đọc những chỉ số xét nghiệm mẹ cần biết

Đo độ mờ da gáy được xem là một trong các xét nghiệm quan trọng nhất, trong quá trình mang thai. Xét nghiệm này giúp phát hiện những nguy cơ khuyết tật mà thai nhi có thể mắc phải đặc biệt là bệnh Down. Vậy đo độ mờ da gáy được thực hiện ra sao, thời điểm thích hợp nhất để đo độ mờ da gáy là khi nào,...Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

banner ads

Đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy được coi là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện những nguy cơ khuyết tật mà thai nhi có thể mắc phải đặc biệt là bệnh Down. Ảnh Internet

1. Độ mờ da gáy được hiểu như thế nào

Độ mờ da gáy (Nuchal Translucency, viết tắt là NT) hay còn được gọi là khoảng sáng sau gáy. Đây là sự kết tụ của chất dịch dưới da ở vùng gáy của thai nhi. Hầu hết tất cả thai nhi ở tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày đều có thể thấy rõ chất dịch này ở vùng gáy.

2. Tạo sao phải đo độ mờ da gáy cho bé

Những thai nhi khỏe mạnh đều sẽ có lớp dịch sau gáy nằm ở mức ổn định, tuy nhiên đối với những thai nhi mắc hội chứng Down thì lượng chất dịch cũng như chỉ số độ mờ da gáy cũng sẽ tăng lên, vì vậy việc đo độ mờ da gáy là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm hội chứng Down ở em bé.

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu tiến hành đo độ mờ da gáy là vào khoảng tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ và tốt nhất là ở tuần thứ 12.

bà bầu 12 tuần
Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu tiến hành đo độ mờ da gáy tốt nhất là ở tuần thứ 12. Ảnh Internet

Cần thực hiện tốt nhất ở thời điểm trên là do nếu mẹ thực hiện xét nghiệm quá sớm, lúc này da gáy của con đang còn rất mờ, khiến kết quả đo không mang tính chính xác. Và ngược lại, nếu thai đã quá 13 tuần 6 ngày mới tiến hành đo độ mờ da gáy, thì lúc đó da gáy đã trở lại bình thường và hệ thống bạch huyết của con sẽ hấp thu những chất lỏng dư thừa, dẫn đến kết quả siêu âm không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe thật sự của con.

3. Đo độ mờ da gáy được thực hiện như thế nào

Việc đo độ mờ da gáy sẽ được thực hiện bằng phương pháp siêu âm thai trên phần bụng của mẹ. Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ đo từ vị trí đỉnh đầu xuống cuối xương sống để xác định tuổi thai của bé (Được gọi là chỉ số CRL và thường nằm trong khoảng 45-84 mm). Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng trắng ở sau gáy thai nhi (chỉ số NT). Ngoài ra, lần siêu âm này còn có thể giúp phát hiện những bất thường ở hộp sọ hoặc ở bụng của bé.

Đối với những thai phụ thừa cân hoặc tư thế của thai nhi nằm ở vị trí bất tiện cho việc siêu âm thông thường, thì các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò để kết quả đo được chính xác hơn.

siêu âm đầu dò
Đối với những thai phụ thừa cân hoặc tư thế của thai nhi nằm ở vị trí bất tiện cho việc siêu âm thì các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò để kết quả đo được chính xác hơn. Ảnh Internet

Với những trường hợp sau đây, việc đo độ mờ da gáy sẽ không được chính xác:

  • Do tuổi thai nằm ngoài khoảng 11 tuần - 13 tuần 6 ngày.
  • Vị trí thai bị lệch vị.

4. Các kết quả đo độ mờ da gáy mẹ cần biết

Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ thể hiện được tình hình sức khỏe, cũng như những nguy cơ dị tật hoặc một số khiếm khuyết bẩm sinh của thai nhi. Để biết được độ mờ da gáy của con bao nhiêu là bình thường thì mẹ cần chú ý bảng dưới đây, theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Thai nhi (The fetal Medicine Foundation), được khảo sát với chỉ số CRL nằm trong khoảng 45mm - 84mm.

Bảng chỉ số độ mờ da gáy
Bảng chỉ số độ mờ da gáy. Ảnh Internet

Chú thích:

  • NT: Chỉ số độ mờ da gáy (mm)
  • Bất thường NST: Bất thường Nhiễm sắc thể

Theo bảng trên, mẹ có thể thấy, khi độ mờ da gáy của con càng tăng thì khả năng thai nhi mắc phải hội chứng Down rất cao. Bên cạnh đó, các bất thường về nhiễm sắc thể cũng sẽ tăng lên dẫn đến việc bé có nguy cơ mắc các dị tật bất thường ở tim.

Ví dụ: Em bé có chỉ số NT là 6mm, thì bé có nguy cơ mắc phải hội chứng Down cao cũng như với độ mờ da gáy dày cũng có thể xuất hiện những bất thường ở nhiễm sắc thể và các dị tất về tim.

5. Mẹ phải làm gì khi độ mờ da gáy của con bất thường

Vì đây chỉ là một xét nghiệm sàng lọc với độ chính xác là 75%. Và nếu được chuẩn đoán thai nhi có độ mờ da gáy cao thì mẹ vẫn cần được kiểm tra lại kết quả bằng các phương pháp xét nghiệm khác như NIPT, chọc ối với độ chính xác cao hơn có thể lên đến 99% để có được những biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, đối với những thai phụ có kết quả độ mờ da gáy của bé là bình thường thì vẫn cần được theo dõi tình hình sức khỏe và thực hiện những xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Chăm sóc sức khỏe bà bầu
Những thai phụ có kết quả độ mờ da gáy bình thường thì vẫn phải theo dõi tình hình sức khỏe và thực hiện những xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ trong suốt giai đoạn thai kỳ. Ảnh Internet

Đo độ mờ da gáy được coi là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nó giúp mẹ tầm soát được những nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh của bé. Và thêm một vấn đề nữa mẹ cần nắm rõ, để tránh những sai lệch về thông tin đó là hiện nay, việc đo độ mờ da gáy không phản ánh mức độ thông minh của một đứa trẻ sau này. Yeutre.vn hyi vọng bài viết này sẽ giúp ích được thật nhiều cho mẹ. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI