Đo điện tim cho bà bầu - xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua trong thai kỳ

Đo điện tim cho bà bầu là một xét nghiệm giúp ghi lại những hoạt động của trái tim bà bầu và thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những đánh giá chính xác về sức khoẻ của mẹ và bé. Phương pháp này được khuyến cáo thực hiện trong thai kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường của trẻ. Bà bầu cần phải đo điện tim cùng một số xét nghiệm quan trọng khác khi mang thai nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

banner ads

đo điện tim cho bà bầu
Đo điện tim cho bà bầu một phương pháp theo dõi các hoạt động của tim thai - Ảnh Internet

1. Cơ chế đo điện tim cho bà bầu

Đo điện tim (còn được gọi là một ECG hoặc EKG) là một thử nghiệm không xâm lấn, không gây đau đớn, được sử dụng để theo dõi trái tim của bà bầu và thai nhi.

Phương pháp này giúp bác sĩ sản khoa đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai nhi bằng băng ghi hình, sử dụng hai đầu ghi đặt quanh ổ bụng của mẹ để đo nhip tim của thi nhi, và sức co bóp của tử cung. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được sức khoẻ hoặc tình trạng thiếu oxy của thai nhi, dựa trên việc đếm cử động thai và nghe nhịp tim của thai nhi, nhằm có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Đo điện tim cho bà bầu thường kéo dài từ 70 - 80 phút. Vì thế, bà bầu cần phải kiên nhẫn, giữ cơ thể thư giãn và chú ý đến những cử động của thai nhi, bấm vào nút ghi lại để bác sĩ theo dõi, thì kết quả mới chính xác nhất.

đo điện tim cho bà bầu mất 70   80 phút
Thực hiện đo điện tim cho bà bầu thường kéo dài từ 70 - 80 phút - Ảnh Internet

2. Tại sao bà bầu cần đo điện tim?

Từ tuần thai thứ 10, nhịp tim của bà bầu sẽ bắt đầu tăng dần. Đến cuối thai kỳ, nhịp tim có thể tăng thêm 10 nhịp mỗi phút so với trước, để đảm bảo lượng máu nuôi cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì mẹ cần lưu ý và đến bệnh viện thăm khám cẩn thận,  để đảm bảo cho sức khoẻ của hai mẹ con. 

nhịp tim bà bầu tăng nhanh
Khi có thai, nhịp tim của bà bầu tăng dần - Ảnh Internet

Mặt khác, sự thay đổi đột ngột của trục tim từ khi thai nhi phát triển đến khi sổ thai có thể làm rối loạn chức năng tim, hoặc rối loạn nhịp tim ở bà bầu dẫn đến đột quỵ. Dựa trên sự thay đổi của nhịp tim, bác sĩ sẽ có những đánh giá về tình hình sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé, đồng thời đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất.

3. Khi nào nên đo điện tim cho bà bầu?

Đo điện tim cho bà bầu là một hình thức xét nghiệm quan trọng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, thông thường, khoảng thời gian 24- 28 tuần tuổi mới áp dụng hình thức này, vì nếu đo quá sớm, tuổi bé vẫn chưa đủ lớn để phản ứng được với các cách thức có trong xét nghiệm. 

đo điện tim khi thai nhi trên 28 tuần
Bà bầu mang thai 28 tuần trở lên mới có thể áp dụng hình thức đo điện tim - Ảnh Internet

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, mẹ bầu cần ưu tiên đến bệnh viện đo điện tim khi nhận thấy các vấn đề sau: 

- Thai nhi cử động ít hơn bình thường, giảm hẳn so với trước đây.

- Mang thai quá ngày.

- Nhịp tim tăng nhanh, nước ối bị đục.

4. Một số lưu ý trước khi bà bầu đo điện tim

- Bà bầu nên ăn no trước khi đo điện tim khoảng 30 phút. Tránh các thự các thực phẩm, thức uống có chứa chất kích thích như nước trà, cafe...

- Trong quá trình đo, mẹ bầu cần giữ tâm trạng thư giãn và tỉnh táo.

- Mẹ nên nằm ở tư thế thư giãn nhất suốt thời gian thực hiện và hạn chế cử động thân người, để không ảnh hưởng đến nhịp tim và cử động của thai nhi.

Bà bầu nằm thoải mái khi đo điện tim
Bà bầu nên ở tư thế thư giãn khi đo điện tim - Ảnh Internet

Đo điện tim cho bà bầu là một trong những xét nghiệm quan trọng cần thực hiện trong thai kỳ, để phát hiện sớm các vấn đề bất thường về sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo trên, mẹ cần thu xếp thời gian đến bệnh viện thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình cũng như con yêu nhé!

Ánh Ngọc tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI