Để trẻ thành công khi lớn lên, cha mẹ đừng bỏ qua 2 giai đoạn "vàng" này của con nhé!

Cha mẹ nên làm gì để trẻ thành công? Điểm số có phải là điều đánh giá trẻ thành công khi đến trường?

banner ads

Ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, trẻ có những giai đoạn thành công khác nhau. Nếu cha mẹ hiểu được điều này có thể chạm đến sự thành công lớn nhất ở trẻ.

1. Độ tuổi sơ sinh đến 5 tuổi

tre so sinh
Giai đoạn sơ sinh là nền tảng cho thành công sau này

Ở độ tuổi này, hầu hết các mẹ chỉ quan tâm tới chỉ số cân nặng, sức khỏe của trẻ và ít quan tâm tới vấn đề, làm gì để con thành công. Nhưng với những ông bố bà mẹ có cái nhìn xa hơn thì không chỉ dừng lại ở chiều cao, cân nặng hay sức khỏe. Điều họ quan tâm là cần tạo tiền đề cho sự thành công của trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

- Liệu trẻ có phát triển tốt về giao tiếp xã hội?

- Trẻ có sử dụng và học hỏi các kỹ năng vận động tốt?

Đó chính là điều mà những ông bố bà mẹ quan tâm cho sự thành công của trẻ sau này. Đây cũng là "bề mặt chìm" của tảng băng thành công mà ít mẹ nhận ra.

Thực tế cho thấy, sự thông minh của trẻ có thể nhận thấy qua quá trình trẻ hoạt động giao tiếp cùng cha mẹ, bạn bè trang lứa. Sự thông minh này có thể duy trì tới khi trẻ trưởng thành hay không phụ thuộc rất nhiều vào những điều cha mẹ làm dưới đây.

- Cho trẻ vận động trườn bò thoải mái và chỉ khi trẻ cần được bế hãy bế.

- Cho trẻ đi công viên và chơi trong những vũng nước mưa, lăn lội trên cỏ và xếp lâu đài cát.

- Cho trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp, đọc sách - đây là nhân tố quyết định sự thành công của trẻ khi lớn.

- Thả lỏng cơ thể trẻ, giúp trẻ phát triển giao tiếp và thể chất thay vì ép ăn.

- Dành thời gian đọc sách mỗi tối cho trẻ, cuối tuần dẫn trẻ ra ngoài để học hỏi nhiều thứ như về thăm ông bà, đi công viên, viện bảo tàng... để trẻ tìm hiểu tự nhiên, xã hội.

2. Giai đoạn trẻ đến trường từ 5 tuổi trở lên

tre hoc
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ học yếu thay vì buộc tội trẻ

Ở giai đoạn này, hầu hết cha mẹ đều đánh giá sự thành công của trẻ sau này dựa trên điểm số mà con đã đạt được khi đi học. Cha mẹ sẽ tìm thầy cô giỏi để luyện thi cho con, tìm môi trường học tốt nhất cho con... Tuy nhiên, điều này chỉ là bề nổi của sự thành công, chìm sâu dưới đó là những điều cha mẹ cần phải khám phá, khai thác và dẫn dắt con.

Thay vì hỏi vì sao con điểm kém, vì sao con đứng "bét lớp", cha mẹ hãy thay đổi lại cách hỏi như: "Môn học này không thú vị? Cô dạy không đủ hứng thú với con? Và thay vì dùng từ "bét" lớp để xếp hạng con, tại sao cha mẹ không động viên trẻ?

Chỉ cần thay đổi tư duy, suy nghĩ và cách thể hiện thái độ của bạn về việc học của con bạn sẽ thay đổi suy nghĩ và hành động của trẻ. Vì trẻ có "nhu cầu cần được tôn trọng" mà suy cho cùng, trẻ hay bất kỳ người lớn nào cũng cần được tôn trọng. Khi được tôn trọng trẻ sẽ hiểu giá trị của bản thân mình và điều này cũng quyết định to lớn đến việc trẻ sau này có thành công hay không.

Đây có thể là giai đoạn nhạy cảm của trẻ cũng như của cha mẹ. Nhiều cha mẹ lúng túng trong việc hiểu và điều chỉnh hành vi của trẻ trong giai đoạn này.

Một số điều cha mẹ cần lưu ý:

- Tìm hiểu lý do vì sao con bị điểm kém.

- Trò chuyện với trẻ khi trẻ đánh bạn trên trường.

- Trò chuyện với thầy cô và giao tiếp tốt với bạn bè của trẻ.

- Đứng bên ngoài và theo dõi thay vì can thiệp quá nhiều. Điều này thể hiện sự tôn trọng và yêu thương của bạn dành cho trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI