1. Trẻ khóc lâu vì lý do gì?
Trẻ khóc lâu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là đối vởi trẻ sơ sinh thì việc có một giấc ngủ dài, không quấy khóc là điều không thể xảy ra. Bởi trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài, trẻ cảm thấy thiếu an toàn, muốn được ôm ấp, được yêu thương.
Hoặc, trẻ khóc do nhu cầu cần được thay tã, cần được ăn, cũng có thể do một số bệnh lý nào đó làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, các bé sơ sinh cũng hay khóc giữa đêm vì bị giật mình làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ và dựa vào sự nhạy cảm của bản năng làm mẹ mà dỗ dành, chăm sóc trẻ.
2. Tác hại của việc để trẻ khóc lâu bố mẹ cần phải biết
Để trẻ khóc lâu có sao không - trong khi não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động? Theo lời bác sỹ Margot Sunderland, Giám đốc Khoa Đào tạo trung tâm Sức khỏe và Tâm lí trẻ em tại London cho biết: “
Bất cứ đứa trẻ nào khó chịu, quấy khóc rồi cũng sẽ phải ngừng. Chẳng có gì gọi là thành công khi bố mẹ để mặc con tự khóc rồi sau đó thấy trẻ nín. Quá trình này được gọi là Phản kháng – Tuyệt vọng – Buông bỏ. Tôi rất ngạc nhiên nếu có bất cứ vị phụ huynh nào định sử dụng phương pháp “để con tự khóc” nếu họ biết được điều gì xảy ra với não bộ của trẻ sơ sinh, khi sử dụng biện pháp này”.
Nếu để trẻ khóc lâu, não sẽ dễ bị tổn thương, vì não của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và rất mong manh. Trong 1 năm đầu đời, các nơron thần kinh vẫn đang trong quá trình sản sinh và hình thành liên kết. Do đó, những thay đổi trong não bộ có thể ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc và khả năng chịu đựng áp lực của trẻ về sau này. Hơn nữa, khi trẻ khóc quá nhiều, lượng stress sẽ càng tích tụ lại, gây hại cho nhịp tim, nhịp thở, hệ thống miễn dịch và hô hấp, và tất nhiên là hoocmon tăng trưởng cũng sẽ bị ức chế.
Nếu mẹ mặc kệ chẳng quan tâm “để trẻ khóc lâu có sao không”, thì ngôn ngữ nói của trẻ sẽ giảm sút rõ rệt. Khi bố mẹ phớt lờ tiếng khóc của con trong khoảng thời gian dài, từ vô thức, trẻ sẽ được dạy rằng mình không có quyền bày tỏ điều mình mong muốn. Lâu dần, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ. Trẻ sẽ gặp khó khăn về sắp xếp trật tự từ, khó biểu đạt thành câu văn hoàn chỉnh và kỹ năng giao tiếp cũng sẽ bị hạn chế.
Xét dưới góc độ Tâm lí học, khi tiếng khóc của trẻ bị bố mẹ phớt lờ một thời gian dài, điều này tạo cho trẻ cảm xúc không vui, không được quan tâm. Vì thế, khi lớn lên, trẻ sẽ lựa chọn cách giữ lại cảm xúc không vui trong nội tâm. Điều này sẽ dễ gây ức chế và cản trở sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ sau này, thậm chí, trẻ gia tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ nếu quấy khóc quá nhiều .
Để trẻ khóc lâu sẽ ngầm định rằng cảm xúc của em là không quan trọng với bố mẹ. Điều này có thể sẽ gây tác động lớn đến cả trẻ và bố mẹ, khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên, trẻ sẽ tìm mọi cách né tránh việc giao tiếp cởi mở với bố mẹ mình.
Vì tiếng khóc của trẻ từ những năm đầu đời bị “bỏ rơi” bởi chính bố mẹ mình, nên khi lớn lên, trẻ sẽ thiếu đi sự đồng cảm, lòng nhân ái, trẻ học cách phớt lờ cảm xúc của người khác. Đến tuổi đi học, bé mầm non hay quấy nhất mỗi khi xa mẹ, khi đó, mẹ cần phải có cách xử lý khôn khéo cho con đi mẫu giáo không khóc nhè đấy nhé.
Trẻ em, mà đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường có một sự không cân xứng giữa tâm lý và hành vi. Chẳng hạn như một đứa trẻ thường hay quấy khóc, chỉ đơn giản là vì chúng muốn được ôm ấp và dỗ dành. Trong khi đó, một đứa trẻ im lặng, ngoan ngoãn rất có thể chúng đang trải qua sự bất ổn, "khủng hoảng" về tâm lý mà không thể bày tỏ. Đó là lí do vì sao cha mẹ rất cần đáp lại hành vi của con trẻ, để giúp con tìm cảm giác an tâm và giúp trẻ trở thành người tự tin , độc lập sau này.
Nếu bố mẹ nào vẫn còn băn khoăn không biết để trẻ khóc lâu có sao không thì bài viết trên đây chính là một nguồn thông tin vô cùng bổ ích. Để trẻ có tương lai tươi tốt đẹp, điều đầu tiên bố mẹ phải làm đó chính là tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, quan tâm và yêu thương thật sự ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ.
Mai Lê tổng hợp