Giải quyết khủng hoảng tâm lý cho trẻ mới đi học

(Yeutre.vn) Trẻ mới đi học dễ gặp phải các vấn đề tâm lý như lo lắng, sợ hãi, chán ăn, căng thẳng, sống thu mình lại trước bạn bè… Ba mẹ cần biết cách “bắt mạch” vấn đề của con và có hướng khắc phục, đề phòng hậu quả.

banner ads

Khóc là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé sợ... trường mầm non.

Dấu hiệu nhận biết

Theo thống kê, khoảng 5% trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. Điển hình là trẻ hay quấy khóc, bám mẹ, không chịu đi học, thậm chí giả vờ đau bụng (với trẻ lớn hơn) vào mỗi sáng trước khi đi học. Nếu ba mẹ cho phép ở nhà, những dấu hiệu đó ở trẻ sẽ nhanh chóng trôi qua.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, trẻ còn có nhiều biểu hiện khác liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt... Cụ thể:

banner ads

- Biểu hiện liên quan đến sinh hoạt: mệt mỏi, hay buồn ngủ...

- Biểu hiện liên quan đến sức khỏe: không muốn ăn uống gì, ói thường xuyên, hay thở nhanh, thường xuyên có những cơn hoảng sợ, buổi sáng ngủ nướng không muốn thức dậy....

Tất cả những dấu hiệu trên là kết quả của sự lo âu khi trẻ phải đi học, hoặc trẻ bị xa cách quá mức với những người thân yêu của mình như ba mẹ, người thân, người gần gũi thường chăm sóc bé (ông, bà, người vú nuôi v.v…).

Giải pháp cho ba mẹ

Khi trẻ có những dấu hiệu kể trên nghĩa là bé đang rất lo lắng, sợ hãi khi phải đến trường. Khi đó, điều ba mẹ cần làm là trấn an trẻ, dành thời gian động viên, chuẩn bị tâm lý cho trẻ và bản thân mình. Vì nếu ba mẹ không đủ bình tỉnh, không đủ kiên nhẫn và cả cứng rắn, sẽ rất dễ “mềm lòng” và không thể giúp trẻ bình ổn lại tâm lý. Để con không sợ trường mầm non, ba mẹ hãy thử những cách sau:

- Giải thích cho trẻ hiểu vì sao trẻ cần phải đến trường như: con đã lớn và cần phải đi học giống như ba mẹ mỗi sáng đều phải đi làm; khi đến trường con sẽ có nhiều bạn chơi cùng rất vui, con sẽ được cô giáo dạy hát, dạy đọc thơ... Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc phải đến trường sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

- Ba mẹ cần tìm hiểu ở môi trường mới trẻ sẽ được ăn ngủ sinh hoạt như thế nào? Có phù hợp với trẻ không? Điều này giúp ba mẹ yên tâm sẵn sàng hơn khi giải thích với trẻ về môi trường mới không có ba mẹ bên cạnh. Trường hợp nhận thấy trường lớp, cô giáo, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ… có những yếu tố chưa phù hợp với trẻ, ba mẹ có thể góp ý hoặc cân nhắc chọn trường khác cho con.

Để giúp con thích nghi trường mầm non, ba mẹ hãy tìm hiểu xem chế độ ăn uống, ngủ nghĩ ở trường có phù hợp với trẻ.

- Thường xuyên kể cho trẻ những chuyện thú vị xung quanh ngôi trường mầm non mà trẻ học để tạo sự hứng thú đi học nơi trẻ.

- Trước khi đưa trẻ vào lớp, nên chơi trò chơi cùng trẻ dưới sân trường. Tương tự, khi đón trẻ về cũng vậy, hãy dành thời gian chơi cùng bé và đưa bé đi thăm thú mọi thứ xung quanh ngôi trường để tạo cho bé sự thân thiện và gần gũi về ngôi trường mà mình học.

- Khi đưa trẻ đến lớp nên tạm biệt, hôn chào và hứa sẽ quay lại đón trẻ trước khi ra về nhằm tạo tâm lý ổn định cho trẻ. Bởi nhiều trẻ thường có ý nghĩ bị ba mẹ mang mình đến trường và bỏ lại nên luôn khóc và tìm cách níu kéo ba mẹ.

- Khi trẻ hư cần giải thích cho trẻ hiểu rõ về hành vi sai trái của mình, tuyệt đối không nên mang cô giáo và trường mầm non ra dọa như: con hư mẹ sẽ méc để cô đánh đòn hay ngày mai mẹ cho con đi học và cho con ở lại trường luôn...

Yeutre.vn

4 quy tắc cho trẻ đến trường

1. Cân nhắc độ tuổi và mức độ gắn bó tình cảm của trẻ đối với gia đình, ba mẹ để quyết định thời điểm nên cho trẻ đến trường khi nào.

2. Phải làm sao để trẻ đến trường một cách thoải mái, vui vẻ, tự nguyện.

3. Trước khi cho trẻ đi học, cần nói chuyện trước với con về chuyện đó. Không nên để bé cảm thấy đột ngột về việc đi học.

4. Nên khuyến khích con ý thức tự tập.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI