Có nên cúng Tết Đoan Ngọ - câu trả lời cho bạn là ở ngay đây

Có nên cúng Tết Đoan Ngọ là điều vẫn còn rất nhiều người phân vân, nhất là khi ngày 5/5 âm lịch đang đến gần. Có lẽ không phải tất cả mọi người trong chúng ta đều biết rõ được, nguồn gốc hay ý nghĩa của ngày Tết này. Đấy hẳn là một trong những lý do khiến chúng ta phải băn khoăn. Để giúp tất cả có câu trả lời chính xác nhất, Yeutre.vn đã tổng hợp những thông tin rất cần thiết liên quan đến ngày này ngay dưới đây, dễ dàng hơn cho quyết định có nên cúng hay không. Nào, chúng ta hãy cùng xem qua như thế nào nhé.

banner ads

tết đoan ngọ
Nhiều người không biết được nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Ảnh Internet

1. Có nên cúng tết Đoan Ngọ

1.1 Lý do nên cúng tết Đoan Ngọ

1.1.1 Theo truyền thống của dân tộc
  • Tết Đoan Ngọ còn được gọi tên gọi khác là tết Đoan dương. Đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là giữa trưa, Đoan ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa. Đoan dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
  • Ở Việt Nam ngày tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày giết sâu bọ. Theo quan niệm xưa, trong bộ phận tiêu hóa của người thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là chuyện dễ dàng và không phải bất cứ lúc nào giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày 5 tháng Năm là ngày cực điểm chúng sinh sôi nảy nở và ngoi lên. Và đúng dịp này, cần giết chúng đi cho sạch là việc nên làm. Đấy là việc diễn giải đơn giản nhất, mộc mạc nhất liên quan đến việc giải thích cho lý do tại sao lại giết sâu bọ vào ngày 5 tháng 5 chứ không phải là ngày nào khác. Bên cạnh đó, ngày này theo canh tác nông nghiệp, cũng là ngày sâu bọ cực điểm sinh sôi ngoài đồng. Một công đôi ba việc, giết sâu bọ ngày mùng 5 tháng 5 còn là như thế. 
  • Ngoài ra cũng có quan niệm cho rằng ngày này lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen.
  • Còn đối với các tỉnh miền đồng bằng Sông Cửu Long thì đây là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.

Một truyền thuyết khác lại được kể lại rằng :

Sau vụ mùa, sâu bọ kéo dày, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rũ rượi hết. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Để tưởng nhớ ngày này, nhân dân ta vẫn luôn giữ ngày Tết này.

nguồn gốc
Tết Đoan Ngọ xuất hiện từ rất lâu đời và có nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của ngày Tết này. Ảnh Internet
1.1.2 Ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa với mỗi gia đình
  • Tết Đoan Ngọ là lúc chúng ta diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên.
  • Là cái Tết sum họp đầm ấm nhất kể từ sau Tết Nguyên Đán và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân.
  • Người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
  • Đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên và trời đất để mong một mùa bội thu.
  • Ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.
  • Diệt những loại ký sinh trùng có trong cơ thể của mình.

1.2 Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay

  • Với cái Tết Đoan Ngọ thì nó vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và nó trở thành một ngày Tết không thể bỏ qua.
  • Trong tháng này sẽ có 9 ngày mà thân thể con người bị tổn hao sinh khí, 9 ngày này gọi là Cửu Độc đó là mùng 5, mùng 6, mùng 7, ngày rằm, ngày 16, ngày 17, ngày 25, ngày 26 và ngày 27 Âm lịch. Vào những ngày này cần hết sức thận trọng, tránh sát sinh, nên ăn thanh đạm, giảm bớt vị chua tăng vị đắng để bổ gan bổ thận, nên tĩnh duỡng nghỉ ngơi, cân bằng tâm khí để hòa hợp với tự nhiên. Đcặ biệt là ngày 5/5 là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ.
  • Tết Đoan Ngọ 2019 là ngày 7/6 (dương lịch) nhằm ngày 5/5 âm lịch.
  • Chính vì những điều ý nghĩa từ bao đời nay về ngày tết Đoan Ngọ vẫn còn được kế thừa và duy trì những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Nó không còn là là nghi lễ nhưng nó thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ những gì mà tổ tiên ta đã làm và ghi nhớ công lao của họ. Không những vậy chúng ta còn có thêm 1 ngày để họp mặt gia đình, cùng nhau vui vẻ, sum vầy vào ngày giữa năm này.
Tết đoan ngọ vẫn còn tồn tại đến ngày nay
Bởi những ý nghĩa mà Tết Đoan Ngọ mang lại thì ngày Tết này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ảnh Internet

2. Phong tục cúng tết Đoan Ngọ ra sao?

Tết Đoan Ngọ có những tục lệ sau :

  • Tục giết sâu bọ.
  • Tục nhuộm móng chân, móng tay.
  • Tục đeo bùa túi ngũ sắc để loại bỏ những linh hồn, côn trùng độc hại.
  • Tục tắm nước lá mùi.
  • Tục khảo cây lấy quả.
  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ như như lá ích mẫu, lá chanh, lá cam,…
  • Tục treo ngãi cứu để trừ tà.
  • Tục đi siêu.
  • Dán giấy trắng đỏ cắt hình hồ lô, hoặc Ngũ độc, để xua đuổi tà khí.

2.1 Tết Đoan Ngọ cúng giờ nào?

Tết Đoan Ngọ được tiến hàng vào giờ chính Ngọ (vào giữ trưa) nhằm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch vì Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h đến 13h. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy ăn Tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa.

2.2 Cúng gì tết Đoan Ngọ?

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng tết Đoan Ngọ chuẩn nhất gồm có: Hương, hoa, vàng mã, nước, cơm rượu nếp, các loại trái cây theo mùa, bánh ú, thịt vịt, xôi chè. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay các chị em đã bổ sung thêm nhiều món mới làm mâm cỗ cúng trở nên đa dạng và đủ đầy hơn.

2.2.1 Những món ăn cơ bản phải có ở mâm cúng

Cơm rượu nếp

  • Đây là món ăn theo phong tục từ lâu đời. Cơm rượu có tính cay nóng, có thể dùng như liều thuốc hữu hiệu để diệt trừ giun, sán, ký sinh trùng.
  • Miền Bắc dùng cơm rượu làm từ nếp lứt, nếp cẩm, miền Trung làm cơm rượu làm từ nếp ngỗng và miền Nam lại làm cơm rượu từ gạo nếp bình thường, nếp cái hoặc nếp than.
  • Bạn cần ăn sáng bình thường, rồi mới dùng cơm rượu, vì dùng lúc đói sẽ không tốt cho dạ dày.
  • Lợi ích của cơm rượu nếp: Tốt cho tim mạch, kích thích tiêu hóa, bổ sung sắt và ngừa ung thư.

Bánh ú

  • Bánh ú (hay còn gọi là bánh tro, bánh gio, bánh nẳng). Gọi là bánh gio vì bánh được làm từ gạo ngâm trong nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau.
  • Bánh có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, góp phần chữa một số bệnh như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận...
  • Bánh ú tro tàu ăn dễ tiêu hóa, tính mát, vị nhạt và phù hợp với mọi đối tượng.
  • Trong ngày tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn nhiều món ăn tích nhiệt, tích chất béo, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...). Do đó, Tết Đoan ngọ cần có bánh ú để giúp trung hòa chất độc tích lại nhằm bảo vệ sức khỏe .
  • Bánh ú tro là được sử dụng phổ biến với màu vàng ươm của nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng cuốn hút mọi người thưởng thức với những hương vị khác nhau tạo nên sự hấp dẫn cho món bánh ú Tết Đoan Ngọ truyền thống này.

Trái cây theo mùa

  • Vào tết Đoan Ngọ thì đây là lức thời tiết rất nóng bức, trái cây sẽ là thực phẩm làm mát hiệu quả cho cơ thể.
  • Có nhiều loại trái cây vào tháng 5 như: mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối,...
  • Đặc biệt vải và mận là hai loại trái cây không thể thiếu trong mâm lễ ngày tết giết sâu bọ.

Thịt Vịt

  • Được dùng phổ biến ở khu vực miền Trung nhất là người Huế và khu vực miền Nam, đặc biệt là ở miền Tây.
  • Ăn thịt vịt có tính hàn tăng sức khỏe cho cơ thể trong những ngày nóng, thêm đề kháng để chống lại "sâu bọ".
  • Vào tháng năm, đây cũng là thời gian được xem là mùa vịt, nên lựa chọn món ăn này vào ngày tết này cũng là điều đương nhiên.
  • Do tính hàn, giàu dinh dưỡng, thịt vịt bổ máu, giải nhiệt, bồi bổ dạ dày và còn góp phần ổn định tâm thần.
  • Thịt vịt có thể góp phần giảm nguy cơ sơ vữa động mạch nhờ chứa nhiều axit oleic , hay chất AHA có trong thịt vịt giúp bảo vệ tim mạch, chống tình trạng tiêu phù và rất lợi tiểu.
tục lễ tết đoan ngọ
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn và làm những công việc để diệt sâu bọ cả ở ngoài lẫn trong cơ thể. Ảnh Internet
2.2.2 Mâm cúng tết Đoan Ngọ đặt ở đâu?
  • Mâm cúng thường đặt trên bàn thờ gia tiên theo nghi lễ cúng gia tiên thông thường.
  • Nếu mong muốn xua tan sâu bệnh, ước mong con người, vật nuôi, cây trồng tươi tốt, khỏe mạnh thì có thể đặt ngoài trời.
  • Có thể bày ở trong nhà và cả ở ngoài để khấn tạ trời đất, thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu.
  • Các lễ vật trên mâm cúng phải đẹp và đặt ngay ngắn, thắp nến xung quanh.
  • Thắp hương như những ngày cúng tổ tiên khác.

2.3 Bài khấn ngày tết Đoan Ngọ như thế nào?

Sau khi dâng mâm lễ lên bàn thờ thì thắp đủ 3 nén nhang và rót 3 ly nước nhỏ cho đầy. Sau đó đọc bài văn khấn Tết Đoan Ngọ  với giọng văn mạch lạc, rõ tiếng, không quá cầu kì. Người đọc bài khấn cần mặc trang phục chỉn chu và gọn gàng. Văn khấn thường được những người lớn tuổi trong gia đình hoặc người phụ trách hương hỏa bàn thờ đọc, mâm cỗ cũng không quá cầu kỳ. Văn khấn là thủ tục quan trọng không thể thiếu được trong ngày tết Đoan Ngọ.

Bài văn khấn như sau :

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

mâm cúng
Vào ngày Tết mùng 5 này, mọi người cần chuẩn bị măm cúng đầy đủ và có bài văn khấn để cầu bình an. Ảnh Internet

2.4 Lễ nghi diệt sâu bọ

  • Mọi người giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp.
  • Đối với trẻ nhỏ nghi lễ diệt sâu bọ từ lúc trẻ còn chưa ngủ dậy, cha mẹ thường lén bôi hồng hoàng vào thóp thở, ngực và rốn của trẻ để trừ sâu bọ. Nhiều người còn cho bé đeo chỉ ngũ sắc và một cục hồng hoàng với những túi nhỏ có hình quả đào, ớt, khế…bằng the lụa màu sắc rực rỡ. Các bé còn được nhuộm móng tay, chân bằng lá móng, trừ các ngón trỏ.
  • Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
  • Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sẽ sâu bọ và sau đó ăn tiếp quả trứng vịt luộc. Tiếp theo bước chân ra khỏi giường ăn một chén cơm rượu cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
  • Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.
  • Các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…
  • Vào dịp này, nhiều nơi con cháu biếu Tết cho ông bà cha mẹ, con rể con dâu biếu lễ tết nhạc gia, học trò thể hiện lòng biết ơn với Thầy giáo.
  • Sau đó, gia chủ làm mâm cúng tổ tiên. Vì là đang mùa dưa hấu nên nhiều nơi cúng bắt buộc phải có dưa dấu với đường cát.
  • Lấy lá ngải cứu kết hình theo các con vật của năm đó treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
nghi lễ diệt sâu bọ
Nghi lễ diệt sâu bọ là điều không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm. Ảnh Internet

Bạn cũng thấy đấy, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ thực sự cũng khá đặc biệt. Qua bài viết này, Yeutre.vn tin rằng bạn có thể trả lời được và quyết định được rằng, có nên cúng Tết Đoan Ngọ hay không rồi phải không nào. Mặc dù đây không phải là lễ lớn nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn là một ngày rất quan trọng mỗi năm. Hãy dành thời gian để sum họp gia đình và cùng nhau cầu bình an, chúc nhau nhiều sức khỏe, mang lại cho nhau nhiều niềm vui ấm áp trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch sắp đến này nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI