Bánh ú Tết Đoan Ngọ - cùng nhau đi tìm nguồn gốc và thử vài cách làm đơn giản

banner ads
bánh ú
Bánh ú là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm. Ảnh Internet

1. Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

  • Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 (âm lịch), bắt nguồn từ phương Đông.
  • Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ.
  • Đây là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
  • Ở Việt Nam có truyền thuyết rằng vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
  • Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình.
  • Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
  • Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, rượu nếp và tắm nước lá mùi hoặc nước biển để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ và những đồ ăn không thể thiếu vào ngày Tết giết sâu bọ này. Ảnh Internet

2. Nguồn gốc của bánh ú Tết Đoan Ngọ

1.1 Theo truyền thuyết kể lại

Vào tháng Năm âm lịch, giỗ đầu của Khuất Nguyên, dân chúng nước Sở tạo thành lệ, chèo thuyền mang theo ống tre có cơm bên trong, thả vào chỗ nước cuồn cuộn tế điện Khuất Nguyên. Đến thời Đông Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, năm Kiến Vũ (25 – 55), địa phận Trường Sa có người tên Âu Hồi, nói rằng giữa ban ngày ban mặt hắn trông thấy một người tự xưng là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên, đến chỗ hắn bảo rằng “Các ngươi năm nào cũng cúng tế ta món cơm ống trúc, tất cả đều bị giao long ăn hết. Sau này, các ngươi có thể dùng lá ngải bịt miệng ống trúc rồi dùng dây ngũ sắc buộc chặt, bởi vì giao long rất sợ cái thứ này”. Nói rồi, người đó biến mất. Về sau, Âu Hồi đem chuyện này kể lại cho mọi người, một truyền mười, mười đồn trăm, họ âm thầm làm theo, từ đó mà bánh ú, bánh chưng ra đời.

Bánh ú ban đầu đơn giản gạo nếp nấu xong thì đem gói thành khúc, một là để ăn, hai là ném xuống sông cung phụng Long thần.

1.2 Lịch sử bánh ú qua các thời đại

  • Vào thời Đông Hán, ống trúc đựng gạo được đổi sang dùng lá gói bánh, lá được dùng là cỏ lau sậy hoặc lá tre, gói thành lục giác hoặc hình trụ và được xem là loại thực phẩm thông thường.
  • Đến thời Tây Tấn, bánh ú mới dần dần trở thành món ăn truyền thống Tết Đoan Ngọ.
  • Vào thời Đường, bánh ú dù chỉ là thực phẩm dân gian nhưng lại được hoàng gia trân quý.
  • Sau đến thời Tống có bánh dùng lá ngải cứu tẩm ướp gạo, tạo thành “bánh ú hương ngải”.
  • Đến thời Minh, bánh được gói bằng cỏ lá tre, cỏ lau sậy, nhân bánh có thêm đậu, thịt heo, hạt hồ đào, hồ đào và mật đường, …
  • Đến Càn Long thời nhà Thanh, lại có bánh “hỏa thối tống tử”.

1.2 Ngày nay

  • Đến nay thì cứ vào Tiết Đoan ngọ, nhà nhà đều ăn bánh ú. Bánh ú vốn là món ăn có hương vị ngọt ngào vừa miệng, theo năm tháng phát triển, đã ngày càng trở nên đa dạng, hình dạng cũng thay đổi, hương sắc cũng khác.
  • Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày “độc trời” nhất của 1 năm. Vì vậy cơ thể rất cần một loại đồ ăn có tính mát để giải nhiệt và thải độc. Bánh tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.
  • Theo tập quán của người dân Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc, tết đoan ngọ và bánh ú tro luôn đi đôi với nhau.
  • Làm hoặc mua bánh ú Tết Đoan ngọ là phong tục tập quán lâu đời được đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế phòng chữa bệnh trong đời sống ẩm thực hằng ngày.
nguồn gốc bánh ú
Bánh ú Tết Đoan Ngọ với nguồn gốc thời xa xưa và vẫn còn đến ngày nay. Ảnh Internet

3. Bánh ú Tết Đoan Ngọ như thế nào

  • Bánh ú (hay còn gọi là bánh tro, bánh gio, bánh nẳng). Gọi là bánh gio vì bánh được làm từ gạo ngâm trong nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau.
  • Bánh có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, góp phần chữa một số bệnh như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận...
  • Trong ngày tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn nhiều món ăn tích nhiệt, tích chất béo, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...). Do đó, Tết Đoan ngọ cần có bánh ú để giúp trung hòa chất độc tích lại nhằm bảo vệ sức khỏe .
  • Bánh ú tro là được sử dụng phổ biến với màu vàng ươm của nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng cuốn hút mọi người thưởng thức với những hương vị khác nhau tạo nên sự hấp dẫn cho món bánh ú truyền thống này.
bánh ú
Bánh ú giúp trung hòa chất độc tích lại nhằm bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Ảnh Internet

4. Cách làm bánh ú Tết Đoan Ngọ

Có rất nhiều cách làm bánh ú độc đáo và sáng tạo. Dưới đây là 3 cách làm phổ biến nhất và được cho là cũng đơn giản bạn có thể tham khảo, chọn một cách để trổ tài:

4.1 Cách làm bánh ú tro

4.1.2 Nguyên liệu
  • 500g gạo nếp.
  • 1/2 bát con đỗ xanh.
  • Lá tre.
  • Dây lạt.
  • Đường, muối, nước tro.
4.1.2 Cách làm

Sơ chế :

banner ads
  • Gạo nếp vo sạch, ngâm vào chậu nước lạnh cho chút muối, ngâm qua đêm khoảng 5-6 tiếng.
  • Đỗ xanh đãi võ rửa sạch, ngâm 1,2 tiếng trước khi gói.
  • Nước tro đã mua sẵn, hòa với 1 lít nước lọc.
  • Đổ nước tro với nước lọc vào ngâm gạo nếp tiếp 20-22 tiếng trước khi gói bánh, nếu hạt gạo vỡ ra là đã ngấm đủ nước tro.
  • Bạn xả gạo qua nước cho sạch, sau đó xóc với muối và để vào rổ cho ráo hết nước.

Cách bước làm :

  • Đỗ xanh sau khi ngâm xong đổ vào nồi, thêm nước lọc ngập mặt đỗ và luộc chín.
  • Khi đỗ chín, cho 3 thìa cà phê đường vào và dùng muôi gỗ đảo nhanh để hạt đỗ mịn nát ra.
  • Cho đổ xanh ra chảo, đảo đều cho đến khi đỗ hơi se khô lại thì tắt bếp, để nguội.
  • Lá tre rửa sạch rồi chần sơ qua nước sôi cho lá mềm.
  • Đỗ xanh vo thành từng viên để làm nhân bánh.

Gói bánh :

  • Xếp 2 lá tre lên nhau sao cho 2 lá hơi lệch nhau 1 chút. Sau đó cuộn đầu lá thành hình cái phễu, phần dưới đuôi lá phải kín chặt để gạo không rơi ra.
  • Đổ khoảng 2 muỗng gạo nếp vào trước, cho nhân đỗ xanh vào và múc tiếp gạo nếp đổ vào đến khi che phủ hết đỗ xanh là được, lấy thìa nén chặt.
  • Gấp phần lá vào cho thật kín và gói lại bằng dây chun.
  • Kết thành từng dải dài 5 chiếc bánh.
  • Chờ nước sôi thì thả bánh vào luộc chín, cho nước ngập mặt bánh khoảng 1,2 tiếng tùy theo kích thước và số lượng bánh.
  • Sau khi bánh chín lập tức lấy ra xả qua nước lạnh và bỏ vào rổ để ráo nước.
bánh ú tro
Bánh ú tro với nhân đậu xanh được được nhiều người ưu thích và rất phổ biến. Ảnh Internet

4.2 Cách làm bánh ú nhân đậu đỏ

4.2.1 Nguyên liệu
  • 500 gam gạo nếp ngon.
  • 1,5 muỗng canh nước tro tàu.
  • 250 gam đậu đỏ.
  • 100 gam đường nâu.
  • 1 muỗng canh dầu ăn.
  • Lá chuối và dây lạt.
4.2.2 Cách làm
  • Ngâm gạo nếp với nước pha chút muối qua 1 đêm. Vo lại cho sạch, để ráo nước.
  • Hòa tan 1,5 muỗng canh nước tro tàu với 1 chén nước lọc.
  • Cho gạo nếp vào trộn đều với nước tro, ngâm khoảng 6 tiếng.
  • Mang gạo đi rửa sạch lại và chờ ráo.
  • Trộn tiếp gạo với chút dầu ăn.
  • Đậu đỏ cũng ngâm nước ấm, để qua đêm và rửa lại đậu rồi đi hấp chín.
  • Giã đậu đỏ bằng cối hoặc cho vào máy xay nhuyễn tùy theo sở thích.
  • Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, trút đường vào chảo, đảo đều tay cho đường tan hết rồi cho đậu đỏ xay nhuyễn vào xào cùng đường.
  • Để đậu nguội rồi vo đậu thành từng viên tròn nhỏ có đường kính khoảng 2 cm làm nhân.
  • Rửa sạch lá chuối, để ráo nước rồi xếp chồng lá lên nhau.
  • Cuốn đầu lá thành hình phễu rồi cho gạo nếp vào, đặt viên đỗ vào giữa, thêm chút gạo để phủ kín viên đỗ, ấn nhẹ tay cho mặt gạo phẳng, gấp các góc lại và dùng dây lạt buộc chặt.
  • Đun nồi nước rồi thả bánh vào luộc chín.
bánh ú đậu đỏ
Bánh ú nhân đậu đỏ thật mới lạ thu hút mọi người thưởng thức. Ảnh Internet

4.3 Cách làm bánh ú người Hoa

4.3.1 Nguyên liệu
  • 1kg nếp dẻo.
  • Đậu trắng: 200gr.
  • Lạp xưởng: 2 cây.
  • Nấm mèo: 15-16 cái.
  • 3 tép tỏi băm.
  • 4 củ hành tím băm nhỏ.
  • Gia vị: nước tương, muối, đường, 1 gói ngũ vị hương.
  • Lá tre: khoảng 40 lá lớn.
  • Dây cột bánh.
  • Lá dứa.
4.3.2 Các bước thực hiện

Sơ chế các nguyên liệu:

  • Rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn rồi lọc để lấy nước cốt.
  • Cho nước sôi và nước cốt dứa vào nếp trộn thật đều và ngâm 2 tiếng.
  • Đậu xanh cho vào một chiếc nồi rồi thêm nước vào ngâm.
  • Nấu cho đậu chín. Chờ cho đậu khô thì đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Cắt thịt ba chỉ thành miếng vừa ăn rồi đem ướp với nước tương, đường, ngũ vị hương, hành tím băm.
  • Cho thịt ba chỉ vào xào cho săn lại.
  • Xào sơ nấm đông cô và nêm thêm nước tương,đường, ngũ vị hương.
  • Luộc đậu trắng trước 30 phút với muối rồi để ráo nước.
  • Cho nếp vào xào, nêm thêm nước tương, đường rồi xào sơ đến khi thấy nếp chảy nhựa hơi dẻo dính thì tắt bếp.
  • Rửa sạch lạp xưởng, cắt bỏ vỏ lạp sau đó cắt lát vừa.
  • Lá chuối rửa sạch rồi cho vào nồi luộc, vớt ra cho ráo nước.
  • Cắt lá chuối thành từng miếng theo kích thước 20x30 cm và lau khô.

Cách gói bánh :

  • Xếp lá theo hình chiếc phễu.
  • Múc khoảng 2-3 thìa nếp cho vào lá.
  • Tiếp theo là 1 muỗng canh 1 ít đậu trắng, nấm, 1 miếng thịt, lạp xưởng, 1 ít đậu trắng.
  • Cuối cùng là thêm 2 thìa nếp lấp kín phần nhân.
  • Gói lá lại thật chặt tạo hình tam giác và dùng dây cột bánh buộc thật chặt.
  • Đổ nước vào vừa ngập bánh để luộc chín bánh.
bánh ú kiểu người hoa
Bánh ú người hoa với nhân đặc sắc kích thích vị giác người ăn. Ảnh Internet

4.4 Lưu ý khi làm bánh ú

  • Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình, bạn nên gia giảm đường, muối và các gia vị cho phù hợp.
  • Nước luộc phải ngập hơn một gang tay so với mặt bánh.
  • Nếu đang luộc bánh bị cạn nước, hãy chế thêm nước sôi. Không nên chế nước lạnh vì như vậy sẽ khiến hạt gạo dễ bị sượng.
  • Nhúng qua nước lạnh để bánh nguội.
  • Ngoài những cách làm trên bạn có thể tham khảo những cách làm bánh ú khác nữa để bổ sung vào sổ tay nấu ăn của bạn nhé.

5. Những nơi bán bánh ú ở Hồ Chí Minh và Hà Nội

5.1 Những nơi bán bánh ú ngon nổi tiếng ở Sài Gòn

Nếu bạn đang ở Sài Gòn và có ý định mua bánh ú ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ sắp tới thì hãy tham khảo những nơi mua bánh ú sau:

5.1.1 Đường Phạm Thế Hiển
  • Mùng 2 – 3 là những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển lại "nổi lửa" với các lò bánh ú đang được chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến.
  • Trung bình mỗi ngày, nơi đây cho ra lò đến hơn 20.000 chiếc bánh để phục vụ người dân.
  • Chủ yếu là bán bánh ú nhân đậu xanh và có thể theo yêu cầu của khách sẽ cho thêm sầu riêng hay bí đỏ vào cùng.
  • Mùng 3 – 4, khi đi ngang con đường này, bạn sẽ thấy những hàng bán dọc khắp hai bên.
  • Bánh ú tro ở đây có giá rẻ hơn, trung bình từ 60k – 80k/chục.
5.1.2 Các khu chợ lớn
  • Những khu chợ với các hàng bánh ú tro có mặt ở khắp mọi ngóc ngách.
  • Có hai kiểu bánh ú tro thường thấy ở các chợ là kiểu truyền thống của người Việt với nhân ngọt hoặc mặn và bánh do người Hoa gói có hình vuông với đầy đủ vị nhân hơn.
  • Những khu chợ có bán bánh như Chợ Lớn (quận 5), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh)…
  • Trung bình sẽ dao động từ 30k – 40k/chục cho bánh ú tro không nhân và bánh có nhân thì sẽ là 60k – 80k/chục.
5.1.3 Khu người Hoa quận 5 và quận 6
  • Ở trên những đoạn đường như Nguyễn Trãi, Lão Tử, Gia Phú…
  • Bán với mức giá trung bình từ 60k – 110k/chục với kích thước bánh to hơn và nhân cũng đặc sắc hơn.
  • Nổi tiếng nhất là lò bánh Diều ở số 398 Gia Phú (quận 6) và lò bánh Vĩ Cầm ở số 52B Lão Tử (quận 5).
mua bánh ú ở Sài Gòn
Sài Gòn có rất nhiều chổ bán bánh ú mà bạn có thể mua vào Tết Đoan Ngọ này. Ảnh Internet

5.2 Những nơi bán bánh ú nổi tiếng ở Hà Nội

5.2.1 Bánh ú cô Hải chợ Hôm
  • Nằm ở một góc nhỏ ngay cổng chợ Hôm, bánh ú tro cô Hải vẫn luôn là điểm đến quen thuộc của nhiều người mỗi khi thèm chút vị bánh ngọt mướt.
  • Địa chỉ: Số 79 Phố Huế.
  • Giờ mở cửa: 8h – 21h30.
  • Giá cả: 20k/cái.
5.2.2 Bánh gio Homefood
  • Đây là thương hiệu với những món ăn thực dưỡng được chế biến từ nguồn nguyên liệu hữu cơ và thuận tự nhiên theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa.
  • Bánh gio Homefood được làm theo phương pháp truyền thống, không sử dụng bất cứ một loại hóa chất, chế phẩm nhân tạo hay đường tinh luyện nào.
  • Địa chỉ: Số 19 Trúc Khê và số 26 Trần Bình Trọng.
  • Giờ mở cửa: 8h – 21h.
  • Giá cả: 7k/cái.
5.2.3 Ngõ chợ Đồng Xuân
  • Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ngoài bán đủ hoa quả dâng biếu lên ban thờ, hay là cả nếp cẩm thì chợ Đồng Xuân cũng là một nơi bán bánh gio (bánh ú) từ lâu đời.
  • Bánh gio ở ngõ chợ Đồng Xuân là những hàng nhỏ bán ngay đầu chợ và trong khu chợ cũng có.
  • Địa chỉ: Trong ngõ Chợ Đồng Xuân.
  • Giá cả: 5k - 10k/chiếc.
bán bánh ú ở HN
Hãy lựa chọn những nơi có bán bánh ú ngon lại giá cả hợp lý ở Hà Nội các bạn nhé. Ảnh Internet

Bánh ú Tết Đoan Ngọ với những ý nghĩa mà nó mang lại thì chắc chẳn không thể bỏ qua nó trong Tết Đoan Ngọ sắp tới này. Các bạn có thể dựa trên các cách làm mà Yeutre.vn đã chia sẻ cho các bạn để các bạn có ngay những chiếc bánh ú thơm ngon và độc đáo nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI