Dấu hiệu bé mọc răng - mẹ cần biết để chăm sóc bé tốt hơn

Dấu hiệu bé mọc răng có nhiều điểm khác nhau, nhất là ở trường hợp bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Đây được xem là một trong những bước ngoặt đánh dấu sự phát triển đầu đời của trẻ. Trong khoảng thời gian mọc răng đầu tiên này, đa phần các bé đều gặp phải một số biểu hiện khác thường về tình trạng sức khỏe, vì vậy các mẹ cần đặc biệt quan tâm, nhận biết để chăm sóc bé tốt hơn.

banner ads

1. Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Khi bước vào khoảng thời gian mọc răng sữa bé sẽ có những dấu hiện rất rõ ràng. Các mẹ chỉ cần chú ý quan tâm đến một chút sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt ở trẻ. Những dấu hiệu bé mọc răng dễ dàng nhận thấy ở trẻ như:

1.1 Thường xuyên chảy nước miếng

Hiện tượng chảy nước miếng do quá trình mọc răng kích thích ra từ trong khoang miệng. Dấu hiệu bé mọc răng với những chiếc răng đầu tiên thường xảy ra ở trẻ 10 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi.  Vì vậy, các mẹ cần phải chuẩn bị những chiếc khăn mềm, thường xuyên đeo yếm cho trẻ để giữ gìn vệ sinh hơn.

Bé chảy nước miếng
Thường xuyên chảy nước dãi - Ảnh: Internet

1.2 Cằm và miệng thường bị nổi ban đỏ

Do tiếp xúc với nước dãi chảy ra nhiều nên những vùng da khô bị tiếp xúc với nước dãi như cằm và quanh miệng sẽ bị nổi ban đỏ. Một số trường hợp khác ban đỏ còn nổi ở cổ của bé.

Để phòng tránh được tình trạng này xảy ra các mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ có các bé. Lau khô nước miếng chảy ra ngoài khỏi khoang miệng, là một trong những giải pháp các mẹ nên áp dụng trong trường hợp này.

1.3 Ngứa nướu và thích cắn đồ đạc

Bé thích cắn đồ đạc
Bé ngứa nướu thích cắn đồ đạc - Ảnh: Internet

Một trong những dấu hiệu bé mọc răng khá phổ biến mà các mẹ có thể dễ dàng thấy được đó là trẻ thích cắn đồ đạc. Bât cứ vật gì cầm trong tay, bé cũng có thể đưa vào miệng cắn do ở vị trí sắp mọc răng bị ngứa, rất khó chịu. 

1.4 Khi mọc răng bé sẽ bị đau

Quá trình mọc răng ngầm từ dưới sẽ làm cho bé cảm thấy đau và rất khó chịu, nhất là những chiếc răng sữa đầu tiên. Vào thời gian này trẻ sẽ thường quấy khóc và thậm chí có những có dấu hiệu nóng người như sốt, không chịu ăn uống.

Bé khóc quấy
Mọc răng khiến bé đau và thường xuyên khóc quấy - Ảnh: Internet

1.5 Tiêu chảy

Trong giai đoạn mọc răng, bé thường có xu hướng đi ngoài nhiều hơn. Đây là một trong những kinh nghiệm nhận biết của nhiều bà mẹ đã từng chăm con nhỏ qua những thời điểm mọc răng khác nhau. Mẹ cần lưu ý, trẻ tiêu chảy trong thời kỳ mọc răng là phổ biến và dễ gặp, song trong trường hợp trẻ đi quá nhiều, các mẹ nên đưa trẻ đi bác sỹ để thăm khám, nhằm có các xử lý kịp thời, để tránh tình trạng để lâu, bé bị mất nước, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Giải pháp giúp trẻ giảm đau khi mọc răng 

Có rất nhiều dấu hiệu bé mọc răng, chỉ cần các mẹ chú ý sẽ rất dễ dàng nhận thấy. Trong trường hợp bé chỉ ngứa ở vùng nướu ( trẻ hay nghiến răng , lợi, chảy nước miếng,…) các mẹ có thể sử dụng núm vú giả để thoải mãn nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những loại núm có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bé cắn núm vú giả
Cho trẻ cắn núm vú giả để bớt ngứa lợi - Ảnh: Internet

Bé bị đau và sốt các mẹ hãy chườm để giảm đau cho trẻ, đồng thời áp dụng các cách hạ sốt phổ biến để giúp bé mau hạ sốt. Trường hợp bé đau nhiều và sốt cao, bỏ ăn kéo dài, mẹ nên đưa bé đi bác sỹ để được kê đơn dùng thuốc phù hợp, giúp bé giảm đau, mau khỏe, ăn uống trở lại bình thường nhanh chóng hơn.

Liên quan đến việc làm giảm đau nướu tại nhà và làm giảm tình trạng trẻ đau khi răng nhú khỏi lợi, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm ướp lạnh như chuối, nho, sữa chua,… Những thực phẩm này vừa tốt vì giàu dinh dưỡng, cộng độ lạnh có thể giúp trẻ giảm đau hiệu quả. Mẹ lưu ý, nên cắt nhỏ chuối và nho, hoặc một số trái cây khác để trẻ dễ ăn, tránh để miếng lớn khiến trẻ khó nhai và thêm đau lợi. Với trường hợp bé bị ngứa lợi khó chịu, mẹ có thể tự tay chế biến bánh quy cho bé, để khi bé ngứa lợi, con có thể ăn như một cách giảm ngứa, quên ngứa, quên cảm giác khó chịu đi. 

Dấu hiệu bé mọc răng - như mẹ đã biết qua những thông tin đề cập ở trên khá đa dạng. Tùy vào từng cơ địa của mỗi bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều là những dấu hiệu khá phổ biến và mẹ rất dễ nhận ra nếu quan sát kỹ. Nắm được những dấu hiệu điển hình và cách xử lý, chắc chắn con của mẹ sẽ trải qua thời kỳ mọc răng tương đối nhẹ hàng hơn, nhất là khi được mẹ chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI