1. Lươn nướng ăn kèm bánh hỏi
Lươn nướng ăn kèm bánh hỏi là một sự kết hợp tuyệt vời
Nguyên liệu
- Cho phần lươn nướng:
- 1 con lươn: xẻ dọc và chặt khúc dài khoảng 8-10cm
- 15ml rượu sake (nấu ăn)
- 25ml nước tương mirin (loại của Nhật)
- 55g nước tương đen
- 500ml nước
- Cho phần ăn kèm:
- Bánh hỏi
- 1/2 quả dứa (gọt vỏ, bỏ cùi và thái mỏng)
- Mùi tàu
- Hành lá
- Nước mắm chua ngọt
- Rau thơm
Cách làm
- Cách 1:
Các khâu chế biến món lươn nướng ăn kèm bánh hỏi
1. Nấu nước sôi trong một cái nồi nhỏ, cho lươn vào nấu lửa liu riu đến khi nước trong nồi giảm còn 1/3. Khi lươn chín gắp ra ngoài và rút bỏ xương.
2. Cho lươn vào một cái chảo vừa, thêm nước dùng lươn còn lại, rượu sake, nước tương mirin và nước tương đen. Sau đó nấu lươn trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp gia vị sệt lại và phủ dày mặt sau của muỗng nếm. Nêm lại gia vị nếu chưa vừa miệng.
- Cách 2:
Món lươn nướng ăn kèm bánh hỏi
1. Cũng thực hiện tẩm ướp lươn với các gia vị trên. Sau khoảng 15 phút, lấy lươn ra ngoài và xiên vào xiên que. Sau đó, phết lớp dầu mỏng lên các mặt và đem nướng trên lửa than hoa. Mỗi mặt, bạn nướng khoảng 5-8 phút.
2. Cho lươn nướng vào tủ lạnh nghỉ khoảng 30 phút.
3. Lấy lươn ra ngoài, thấm sạch nước gia vị dư thừa và nướng lần hai. Trong lần này, bạn cho phần da nướng trước để đạt được độ giòn như ý. Sau khi da giòn và vàng, bạn trở mặt bên kia và tiếp tục nướng. Lưu ý không trở nhiều lần vì lươn đã chín một phần, có thể bị nát nếu trở quá nhiều.
Dọn dùng
Món lươn nướng thành phẩm
Bạn có thể dọn món lươn nướng này với ít hành mỡ, ăn kèm bún hỏi, nước mắm chua ngọt và rau thơm.
2. Mắm chưng
Mắm chưng là món ăn đậm chất Việt
Nguyên liệu:
- 25g nấm mộc nhĩ khô (nấm mèo)
- 350g thịt heo nạc xay nát
- 3 tép tỏi và hành băm nhỏ
- 1 con mắm cá sặc cỡ vừa: bỏ xương và băm nhuyễn
- 20g thịt cua
- 5 quả trứng vịt: 3 quả để đánh chung với mắm, 2 quả tách lấy lòng đỏ để chan lên mặt
- Hành lá, cắt thành dài 2 inch
- 2 trái ớt thái mỏng
- Gia vị: đường, hạt nêm và tiêu
Cách làm
Mắm chưng chỉ nhìn thôi đã muốn ăn
1. Ngâm nấm mèo trong nước lạnh khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, cắt bỏ cuống và thái nhỏ
2. Bắc nồi hấp lên bếp và nấu sôi
3. Trộn đều nấm, thịt lợn, mắm cá bằm, hành, tỏi và 3 quả trứng. Sau đó cho tất cả vào tô dùng để hấp và ép chặt.
4. Cho tô mắm vào nồi hấp và chưng đến chín.
5. Khi mắm đã chín, đánh lòng đỏ trứng còn lại chan lên trên mặt tô mắm, thêm vài lát ớt và đầu hành. Chưng thêm khoảng 10 phút, trứng trên mặt sẽ tạo thành màu vàng đẹp mắt.
6. Sau khi mắm chín, lấy mắm ra khỏi nồi và dọn kèm với cơm trắng, dưa đỏ hoặc dưa leo và rau sống.
3. Phá lấu
Hấp hẫn với món phá lấu đậm đà
Nguyên liệu
- Cho phá lấu:
- 4 tai lợn
- 1 cái dạ dày lợn
- 2 lưỡi bò
- 1 cái lá xách bò
- Cho phần sơ chế phá lấu:
- Muối
- Baking soda
- Rượu
- 1 nhánh gừng lớn, cắt miếng và đập dập
- 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
- Gia vị ướp phá lấu:
- 3 muỗng canh gia vị (hạt tiêu, đinh hương, hạt quế, hoa hồi và bột thì là)
- 1 muỗng canh bột cà ri
- 2 muỗng canh muối
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu đen
- 1 muỗng canh bột ớt đỏ
- 2 muỗng canh sả băm nhỏ
- 5ml dầu Annatto
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng canh dầu thực vật
- 5 tép tỏi băm nhỏ
- 2 nhánh hẹ băm nhỏ
- Nguyên liệu nấu phá lấu:
- 2 thanh quế
- 5 cây hồi
- 8 lá xạ hương
- 1 củ gừng: cắt miếng và đập dập
- 1 củ riềng nhỏ:cắt miếng và đập dập
- 7 lít nước lạnh
- 200ml sữa dừa
- Gia vị: nước mắm, muối, đường
- Cho nước mắm me:
- 1 gói me tươi
- 1/2 bát nước ấm
- Nước mắm và đường
- Ăn kèm: Bánh mì, rau ngò gai và hành tây thái mỏng
Cách làm:
- Sơ chế lòng: Chà xát lòng với muối và 1-2 muỗng canh baking soda để loại bỏ mùi và các tạp chất. Rửa ít nhất 5 lần hoặc cho đến khi nước xả lòng thật trong. Sau khi rửa sạch, ngâm toàn bộ lòng trong rượu và gừng đập dập khoảng 30 phút. Lưu ý nên đổ rượu ngập mặt lòng. Khi đủ thời gian đánh bay mùi hôi của lòng trong rượu gừng, bạn đem lòng đi luộc với nước có thả vài lát gừng. Sau khoảng 10 phút, lấy lòng ra ngoài và ngâm trong thau nước đá có vắt ít giọt nước cốt chanh.
- Ướp phá lấu: Trộn đều các gia vị ướp đã chuẩn bị trong một cái thố vừa và đậy kín nắp để thấm gia vị trong 1 tiếng.
- Nấu phá lấu:
Món phá lấu để dành ăn giữa buổi sẽ rất tuyệt
1. Sao quế, lá xạ hương và hồi trên một cái chảo nhỏ trong 5 phút.
2. Dùng một cái nồi lớn, cho dầu vào làm nóng. Sau đó thêm gừng, riềng, gia vị vừa sao và phá lấu vào nồi, đảo thật nhanh tay trước khi thêm nước. Nấu nồi nước cho đến khi còn lại ½ thì cho thêm sữa dừa vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và nấu thêm khoảng 15 phút.
- Làm nước mắm me:
Mắm me giúp món phá lấu thêm tròn vị
Ngâm me trong nước ấm và đánh lấy nước. Sau đó chắt lấy nước me và khuấy với 1 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng cà phê đường cho thật đều.
Phá lấu thường ăn kèm với bánh mì
Trước khi dọn phá lấu ra dùng, bạn dùng kéo cắt nhỏ phá lấu cho vừa miệng. Mọi người thường ăn phá lấy với bánh mì, rau mùi tây và hành tây thái mỏng để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Chúc bạn thành công với 3 món ăn đậm chất Việt trên đây nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Nguồn: CMP
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: