Một số trẻ không uống được sữa vì dị ứng với thành phần đạm
Điều đáng nói, nếu mẹ không biết bé dị ứng hai thành phần này có thể sẽ khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm khi ăn phải. Vì vậy, việc nhận biết trẻ dị ứng đạm sữa và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng.
1. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa
Dấu hiệu dị ứng thường xẩy ra trong vòng từ 2 giờ - 48 giờ, vì vậy, mẹ có thể theo dõi trẻ có bị dị ứng đạm sữa hay không.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu.
- Trẻ khó thở hoặc khò khè, nôn trớ.
- Nổi mẩn đỏ, nổi chàm giống như bị dị ứng thời tiết.
- Tiêu chảy hoặc đi phân có lẫn máu.
- Trẻ bị sốc phản vệ (xảy ra trong trường hợp rất nặng).
Mẹ cũng lưu ý, hiện tượng dị ứng đạm sữa hoàn toàn khác với hiện tượng bất dung nạp lactose. Đây là hiện tượng khá phổ biến khi cho trẻ uống sữa, trẻ không tiêu hóa được thành phần lactose trong sữa nên có dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy và đi phân chua.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ uống thêm sữa có thành phần đạm thủy phân hoàn toàn hoặc chứa acid amin. Mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống sữa nào là tốt nhất và không gây dị ứng.
Nên loại bỏ chế phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn của trẻ
- Loại bỏ các chế phẩm từ sữa ra khỏi khẩu phần ăn dặm của trẻ như phô mai, sữa chua, váng sữa, sữa tươi... vì chúng có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Mẹ tiếp tục cho trẻ ăn dặm như bình thường nhưng nên loại bỏ thêm một số thành phần thực phẩm giàu đạm khác ngoài đạm sữa. Mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu đạm với số lượng ít để theo dõi và kịp thời xử lý khi trẻ gặp vấn đề dị ứng.
- Thực hiện nguyên tắc, cho trẻ ăn dặm thức ăn mới với số lượng ít đến nhiều để theo dõi phản ứng của trẻ với thức ăn đó. Trẻ có cảm thấy thích không, có dị ứng, khó tiêu không?
- Tăng cường thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ và các loại trái cây. Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa bé phát triển ổn định và phòng chống các bệnh về đường ruột.
3. Khi nào trẻ có thể sử dụng sữa?
Sữa là thực phẩm quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ bị dị ứng mẹ thường loại bỏ hoàn toàn thành phần này trong khẩu phần ăn của trẻ. Theo các bác sĩ, điều này là không nên.
Mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra xem trẻ còn dị ứng với đạm sữa không, nếu dị ứng không còn mẹ có thể cho trẻ ăn sữa như bình thường. Tuy nhiên, mẹ vẫn tiếp tục theo dõi để kiểm tra xem trẻ có bất kỳ phản ứng dị ứng nào không.
Ngoài ra, nếu trẻ vẫn dị ứng đạm sữa, mẹ nên tham vấn bác sĩ nên ăn loại thực phẩm nào để bổ sung thay thế cho sữa.
Yeutre.vn (Tổng hợp)