Chế độ dinh dưỡng cho bé bị đau dạ dày

Bệnh dạ dày không chỉ là bệnh của người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải. Khi bé bị đau dạ dày ngoài việc điều trị cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bệnh nặng hơn.

banner ads

Cùng tham khảo thực đơn cho bé bị đau dạ dày dưới đây nhé!

Thực phẩm giàu chất oxy hóa

Các bác sĩ cho biết, khi trẻ bị đau dạ dày cha mẹ phải cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ. Nên ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì trong chất oxy hóa cho chứa flavonoid – thành phần quan trọng giúp ngăn chặn những yếu tố làm tổn thương tế bào DNA. Ngoài ra, flavonoid còn có tác dụng ức chế những yếu tố gây viêm loét dạ dày.

Cherry giàu oxy hóa và tốt cho bé bị đau dạ dày

Nhóm thực phẩm giàu chất oxy hóa có thể kể đến như: bí đỏ, hành tây, ớt chuông, trái cherry, táo và tỏi. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng cho bé từ những thực phẩm này: cháo bí đỏ, canh bí đỏ, hành tây xào thịt bò, nước ép táo… đều rất tốt cho trẻ.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, họ nhà đậu, yếm mạch và lúa mạch. Những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bé, phòng chống táo bón mà còn tốt cho những trẻ bị đau dạ dày vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tự lành của viêm loét.

Trái lê rất giàu chất xơ

Hơn nữa, những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như mận, táo, lê, yến mạch, họ nhà đậu và lúa mạch... nếu bổ sung thường xuyên trong thực đơn của bé sẽ giúp ngăn ngừa và phòng tránh đau dạ dày cho hiệu quả tới 60%.

Tuy nhiên mẹ cũng cần cẩn thận và chú ý trong cách chế biến, có thể một số bé sẽ không hấp thu được một số thực phẩm trên dễ bị dị ứng, đau bụng…

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa nhiều chế phẩm sinh học probiotic giúp kích thích dạ dày, làm giảm vi khuẩn có hại cho đường ruột và tăng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa nhiều lactobacillus acidophilus – giúp cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại cho đường tiêu hóa của bé.

Ăn sữa chua lợi khuẩn

Các bác sĩ sử dụng probiotic để điều trị nhiễm trùng và giảm tác dụng phụ do dùng kháng sinh cho bé khi điều trị viêm loét dạ dày.

Do vậy, khi trẻ bị đau dạ dày mẹ nên cho bé ăn sữa chua mỗi ngày. Lưu ý với sữa chua không nên cho trẻ ăn lúc đói hoặc lúc quá no vì sẽ không tốt cho sức khỏe và đường tiêu hóa của trẻ.

Kiêng ăn thực phẩm có tính axit cao

Những thực phẩm có tính axit cao như cà chua hoặc họ nhà cam quýt là những thực phẩm mẹ nên loại khỏi thực đơn hàng ngày nếu như bé bị đau dạ dày. Vì chúng sẽ làm gia tăng quá trình viêm loét dạ dày ở trẻ.

Kiêng thịt mỡ và bơ

Thịt mỡ và bơ sữa có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm gia tăng quá trình viêm loét ở dạ dày. Nên khi trẻ bị đau dạ dày, mẹ phải kiêng hoàn toàn bơ và thịt mỡ cho bé. Ngoài ra, để phòng tránh viêm loét dạ dày mẹ cũng nên ít cho bé ăn thịt mỡ và bơ.

Kiêng đồ cay, nóng

Đồ chiên thức ăn nhanh không tốt cho dạ dày của bé

Những thực phẩm như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ớt, tiêu sẽ khiến dạ dày bé tổn thương nặng thêm. Vì thế, khi trẻ bị đau dạ dày nên kiêng tuyệt đối những thực phẩm này nhé!

Yeutre.vn

Nguyên nhân trẻ bị đau dạ dày

- Do quá căng thẳng và lo lắng trong việc học hành gây ra.

- Do thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn không đúng bữa và ăn trước khi đi ngủ.

- Do vi khuẩn HP gây ra

- Do trẻ bị viêm loét dạ dày khi dùng thuốc kháng sinh liều cao.

Biểu hiện của bệnh

-

Trẻ bị đau bụng

: Biểu hiện đau bụng do đau dạ dày của trẻ em không giống như người lớn. Các cơn đau sẽ bắt đầu ở vùng thượng vị, hoặc ở vùng quanh rốn. Cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh giun sán. Một số trẻ bị đau sau bữa an, gần trưa hoặc hiều.

Đối với những trẻ lớn thì các con đau thường giống với người lớn, bắt đầu đau lâm râm, có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Các cơn đau thường xuất hiện về đêm, có thể kéo dài từ vài phút cho đên cả giờ đồng hồ. Và thời gian đau kéo dài tới 1 tháng.

-

Trẻ nôn và chán ăn

: Với những em bé dưới 2 tuổi, khi bị đau dạ dày thường có biểu hiện nôn hoặc buồn nôn kèm chán ăn. Và trẻ có thể nôn nhiều lần, khiến cơ thể thiếu chất nên chậm lớn, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi thậm chí có thể đi ngoài ra máu.

-

Trẻ bị thiếu máu

: Nếu trẻ bị ngoài ra máu kéo dài sẽ làm tổn thương nên mạc dưới da, tổn thương mạch máu nên dẫn đến thiếu máu cấp tính hoặc nặng. Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu, cần cho con nhập viện ngay lập tức.

-

Ngoài ra còn một số biểu hiện khác

như: biếng ăn, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI