Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

Khi nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao, trẻ bước sang tháng thứ 6 đã có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung dưỡng chất ngoài nguồn sữa mẹ.

banner ads

Cho trẻ ăn dặm hợp lý

8960-che-do-dinh-duong-cho-tre-an-dam-1.jpg

Trẻ ăn dặm từ thức ăn theo từng giai đoạn.

Tùy theo sự phát triển của cơ thể theo từng giai đoạn để định cách cho ăn dặm cho trẻ. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc cho ăn: từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều và từ lỏng đến đặc.

Bạn có thể chọn mua bột dinh dưỡng chế biến sẵn hoặc tự nấu ở nhà để trẻ ăn. Cần lưu ý, khi tự nấu ở nhà phải đảm bảo khẩu phần của trẻ mỗi bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, vitamin và chất béo. Các chất này trong thực phẩm tự nhiên rất dễ mất chất trong quá trình sơ chế và chế biến. Do đó, với các loại rau, mẹ chỉ nên cho vào sau cùng và tắt bếp ngay khi cháo sôi trở lại. Không nên hâm đi hâm lại phần bột/ cháo của trẻ vì sẽ dễ làm thực phẩm mất chất. Tốt nhất, nên nấu cháo riêng với các thức ăn khác và mỗi bữa ăn lại trộn vào nấu để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.

Bên cạnh việc ăn dặm, sữa vẫn chiếm khoảng ¾ lượng thực phẩm bé cần tiêu thụ trong ngày. Bắt đầu từ tháng thứ 9 trở đi, lượng sữa và khẩu phần ăn dặm sẽ như nhau.

Khi được 11- 12 tháng, trẻ đã có thể ăn ba bữa chính cùng gia đình với thức ăn dạng miếng. Đừng quên bổ sung thực phẩm cho trẻ ăn vào các bữa phụ bao gồm: nước trái cây, trái cây tươi, bánh mềm, các loại củ nấu mềm…

Những thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm

8961-che-do-dinh-duong-cho-tre-an-dam-2.jpg

Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh thẫm xen kẽ với các loại củ quả.

Các loại thịt, cá, lươn, hàu…: Khi trẻ chưa bước qua tháng thứ 7 chỉ nên cho ăn các loại thịt lành tính như thịt lợn. Sau 8 tháng, có thể cho bé ăn các thực phẩm giàu đạm khác để bổ sung dưỡng chất.

Gạo tẻ, yến mạch,…: Chất bột đường có trong những thực phẩm này không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Có thể nấu nhuyễn chúng thành dạng bột mịn cho trẻ ăn những ngày đầu. Khi đã quen hãy để nguyên hạt để trẻ tập nhai dần.

Rau củ, trái cây: Một số loại rau giàu nitrate có thể khiến trẻ khó tiêu mẹ nên tránh dùng làm thức ăn dặm cho trẻ như: rau diếp, củ cải đường, cần tây… Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh thẫm xen kẽ với các loại củ quả. Không tùy tiện kết hợp rau củ trong chế biến để giúp trẻ không bị lẫn vị thức ăn mà sinh ra biếng ăn. Nên bổ sung nước ép trái cây cho trẻ hoặc cho trẻ ăn trái cây dạng miếng để có thêm các vitamin cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Dầu mỡ: Dù chiếm một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu dầu, trẻ không thể hấp thu tốt các dưỡng chất. Nên cho trẻ ăn dầu cá hồi hoặc dầu thực vật.

Những việc không nên làm đối với trẻ ăn dặm:

8962-che-do-dinh-duong-cho-tre-an-dam-3.jpg

Không nên cho trẻ dùng thức ăn thừa.

- Cho trẻ ăn thức ăn thừa

- Để rau củ chín kỹ

- Nấu thức ăn với lượng lớn và hâm lại nhiều lần trong ngày

- Thêm chất béo bão hòa và thức ăn dặm như dầu động vật.

- Nêm nhiều gia vị, trong đó có muối và đường

- Cho ăn những thức ăn dễ nghẹn khi trẻ mới tập ăn như bơ đậu phộng, phomai, lòng đỏ trứng…

Gợi ý một số món ăn phụ hợp cho trẻ ăn dặm

1. Bột bí xanh: Luộc chín và đánh nhuyễn bí xanh. Sau đó trộn với hai muỗng bột và đánh đều trong nước nóng. Nêm thêm một vài giọt dầu mè trước khi cho trẻ ăn.

2. Bột khoai tây trứng: Khoai tây chín và lòng đỏ trứng gà đã luộc đem đánh nhuyễn và trộn đều. Tiếp đến, lấy nước dùng (nước hầm xương) còn nóng cho bột vào từ từ đến tan. Cho bé ăn lần lượt từng món một.

3. Khoai lang trộn sữa: Sữa công thức sau khi pha đổ từ từ và phần khoai lang đã nghiền và đem cho trẻ dùng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI