Cách xử lý tình trạng nhau cài răng lược

Thông thường, nhau cài răng lược không có dấu hiệu rõ rệt để nhận biết cho đến khi sinh. Nhưng có những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể giúp phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nhau cài răng lược.

banner ads

4999-1385999364-nhauthai1.jpg

Nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chặt vào thành tử cung, không tróc tự nhiên sau khi em bé đã được sinh ra.

Các biện pháp xử lý

Trong trường hợp nhẹ, sản phụ sẽ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, trường hợp nặng hơn thường phải phẫu thuật.

Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận.

Trong trường hợp nhau cài răng lược ít hơn (không quá thành tử cung), có thể chỉ định mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi kỹ thuật tay nghề của bác sĩ ngoại khoa phải cao vì phải đối mặt với khả năng mất máu nhiều cũng như có khả năng ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo của sản phụ.

Nếu sản phụ lớn tuổi đủ con, khi đã quyết định cắt tử cung thì bác sĩ thường cắt tử cung nguyên khối (không bóc nhau). Đối với sản phụ còn trẻ, chưa đủ con bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung; nếu bảo tồn tử cung bác sĩ cần phải điều trị hỗ trợ như giảm lượng máu tới tử cung (thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị), may cầm máu nơi nhau bám, hóa trị hỗ trợ sau mổ nếu không lấy hết mô nhau (Methotrexate), nạo lòng tử cung. Một phương pháp khác ít được áp dụng là đặt một bóng catheter làm tắc mạch chậu nên giảm tưới máu đến tử cung và làm mất giảm mất máu trong lúc mổ.

Để chủ động hơn và tránh những tình huống nguy hiểm trên, phụ nữ nên tránh nạo phá thai hay mổ trên tử cung nhiều lần dễ gây ra nhau cài răng lược. Khi đã được chẩn đoán tình trạng này, cần hết sức bình tĩnh và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sẵn sàng chấp nhận các phương pháp điều trị nhằm đem lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Nhận xét cách xử lý nhau cài răng lược

Nếu không cố bóc nhau nhân tạo và kéo dây rốn có thể gây ra tình trạng lộn tử cung thì nhau cài răng lược xuyên cơ ít gây chảy máu hơn. Truyền máu là biện pháp kịp thời giúp cho việc can thiệp tình trạng nhau cài răng lược thành công.

Các biện pháp: cột động mạch tử cung, động mạch chậu trong và làm thuyên tắc mạch cũng cho thấy có hiệu quả xử lý. Theo thống kê, có đến 60% nhau cài răng lược được chỉ định sinh mổ. Khoảng 65% băng huyết sau sinh nặng liên quan đến nhau cài răng lược cần phải cắt tử cung.

5000-banhnhau-500.jpg

Nhau cài răng lược chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau khi mổ liên quan đến mất máu.

Nhau cài răng lược chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.

Trong các biện pháp xử lý nhau cài răng lược, việc điều trị bảo tồn tử cung có thể tăng nguy cơ tử vong đến 25%. Do đó, để đảm bảo tính mạng an toàn, người phụ nữ cần phải chấp nhận cắt tử cung.

Khi nhau cài răng lược ở dạng 1 (Placenta accreta), tức là gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung, có thể xử lý bằng cách nạo, phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt bỏ tử cung.

Khi gai nhau bám vào đến lớp cơ tử cung (Placenta increta) nguy cơ phải cắt bỏ tử cung để cứu sản phụ lên đến 50-60% trường hợp.

Khi nhau cài răng lược ở mức độ 1, đâm xuyên hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có thể xâm lấn cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng… sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, nhất là nguy cơ tử vong ở người mẹ. Cuộc phẫu thuật để xử trí nhau cài răng lược mức độ này cần bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao vì bánh nhau lúc này đã ăn sâu vào tử cung, khi bóc ra sẽ khiến máu chảy ồ ạt, gây rối loạn đông máu, cuộc mổ kéo dài và phải cắt bỏ tử cung.

Vì những nguy hiểm của hiện tượng nhau cài răng lược, phụ nữ cần chủ động không để mình rơi vào nhóm nguy cơ cao. Nếu có nguy cơ cao trong lúc mang thai, cần phải khám thai thường xuyên theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi những thay đổi ở thai nhi, các bất thường có thể xảy ra để kịp thời tư vấn hoặc can thiệp nếu cần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI