Ngôi thai ngược: Mẹ đẻ mổ 99%

Thông thường bé ở tuần thứ 32 của thai kỳ vẫn đang ở ngôi ngược, đưa mông về phía tử cung của mẹ. Thế nhưng, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu trở thành ngôi thai thuận ở tuần thứ 34 hay 36. Nếu đến ngày sinh thai nhi vẫn ngược thì mẹ bầu sẽ được chỉ định đẻ mổ.

banner ads

1. Nguyên nhân ngôi thai ngược

Chỉ có khoảng 3% - 6% thai nhi có ngôi ngược khi đến ngày sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định. Một vài giải thích cho rằng có những ảnh hưởng nhất định nào đó tác động lên sự chuyển động của bé.

Thai nhi trong vị trí thuận lợi sẽ nằm xoay chúc đầu xuống trước khi đến gần ngày sinh.

Trong suốt thời gian mang thai bé sẽ nằm ở ngôi ngược, xoay mông về phía tử cung mẹ. Tuy nhiên bắt đầu từ tuần thứ 28 thì theo một quy trình tự nhiên bé chuyển dần đầu chúc xuống dưới để có thể dễ dàng ra ngoài. Do đó, những trường hợp mẹ bầu sinh thai ngược là không phổ biến.

banner ads

Một số biểu hiện cho thấy sẽ sinh con thai ngược

Nguyên nhân từ mẹ

- Mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ dẫn đến nước ối trở nên quá nhiều trong túi ối. Điều này gây ra những chuyển động bất thường của thai nhi vì bé không đủ không gian để xoay chuyển. Vì vậy vị trí của bé cũng không chuẩn như các trường hợp thông thường. Ngược lại nếu nước ối trong túi ối quá ít thì thai nhi cũng gặp những khó khăn trong chuyển động tương tự.

- Mẹ bầu sinh đôi hay sinh ba cũng thường gặp phải tình trạng thai ngược.

- Ngoài ra mẹ bầu lớn tuổi, có hình dạng tử cung bất thường, nghiện thuốc lá hay lạm dụng thuốc cũng thường sinh con khó khăn do thai nhi không thuận.

Sinh đôi là một nguyên nhân khiến thai nhi nằm ngược ngôi.

Nguyên nhân từ thai nhi

Đối với thai nhi thường thì nguyên nhân ngôi ngược là do sinh non thai chưa kịp xoay đầu, thai nhi bị dị tật hay dây rốn ngắn.

2. Làm gì khi ngôi thai ngược?

Nếu chẩn đoán thai ngôi ngược mẹ bầu có thể được chỉ định đẻ mổ.

Khi phát hiện thai nhi bị ngược khi mẹ chuyển dạ, y bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp để kích thích cho thai nhi xoay đầu trong quá trình sinh. Thường các biện pháp này gây ra khó chịu và đau đớn cho mẹ. Nó còn có thể gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ ở thai nhi.

Cuối cùng, nếu các biện pháp kích thích xoay đầu không hữu dụng, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cho mẹ bầu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI