Triệu chứng hăm ngứa khiến bé đau rát, khó chịu, hay cáu gắt. Đôi lúc, bé sẽ có những phản ứng rất dữ mỗi khi mẹ có ý định động vào các vùng bị hăm của mình.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm
- Da nổi mẩn đỏ.
- Vùng hăm thường xuất hiện ở cổ, bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẻ da ở đùi.
- Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác.
- Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé.
- Các trường hợp bị nặng có thể gây đau rát cho bé và xuất hiện các vết loét.
2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Hãy sử dụng loại tã giấy có lớp hút ẩm tốt, an toàn cho da bé, mềm mại. Chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và không nên mặc quá chật, nên mặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
Hiện nay, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc cho bé nên các mẹ sử dụng tã giấy tiện dụng thay thế cho tã vải. Các bạn nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này được lót một lớp ni lông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.
Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy thường sẽ bị hăm nhiều nhất. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh trong trường hợp này nên bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên và có chứa chất tiền vitamin B5, giúp thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
Sẽ rất khó tin, trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng việc ăn uống của trẻ. Vì thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.
Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện điều trị.
Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như dùng lá chè xanh hoặc hoặc lá trầu, …
3. Trường hợp nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
- Trẻ bị hăm da kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm thực hiện nhiều cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nhưng trẻ vẫn không khỏi.
- Trẻ bị sốt.
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ.
- Vùng hăm tã da tấy đỏ, có dấu hiệu lan rộng.
- Trẻ đi tiêu chảy.
4. Cách phòng chống hăm ở trẻ
Đừng để con bị hăm rồi mới điều trị, các bạn nên chủ động phòng chống ngay từ đầu. Đa số bố mẹ có suy nghĩ chỉ dùng thuốc trị hăm khi bé đã bị hăm tã, nhưng thực tế, chứng hăm cần phòng ngừa hơn chữa trị. Đừng để đến khi hăm tấn công làn da bé yêu mới bị động đối phó. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình tỉ mỉ và đòi hỏi chủ động phòng chống ngay từ đầu. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại thuốc có thể vừa phòng ngừa và biết cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất.
Ngoài ra, việc bôi kem trị hăm mỗi ngày có thể làm nhiều bố mẹ lo lắng, vì các thành phần hoá dược trong thuốc có thể gây kích ứng cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé. Vì thế, mẹ nên lựa chọn loại thuốc chống hăm có thành phần hoàn toàn lành tính, để không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của con yêu.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tưởng khó nhưng thật ra lại đơn giản đúng không các mẹ. Yeutre.vn tin rằng với những chia sẻ ở bài viết trên, mẹ sẽ có cách đúng đắn và khoa học để chăm sóc da cho bé nhà mình sao cho tốt nhất. Chúc các mẹ thành công.
Ngọc Huyền tổng hợp